Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 8-5-25 19:34:40

Muôn kiểu thưởng trà trên thế giới

0

Trà được biết đến là một trong những thức uống được ưa chuộng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trà không chỉ là đơn thuần là một thức uống mà nó còn bao hàm cả những nghi thức, nghệ thuật thưởng trà riêng độc đáo.

Do sự khác biệt về văn hóa cũng như điều kiện tự nhiên, giữa các quốc gia trên thế giới sẽ có những sở thích và nghi thức thưởng trà không giống nhau. Chính vì vậy, nhà sản xuất Beryl Shereshewsky của công ty truyền thông nổi tiếng Great Big Story đã liên hệ với người dân từ 7 quốc gia khác nhau để tìm hiểu về các loại trà đặc trưng cũng như cách thưởng trà của mỗi nước.

Anh – Trà sáng kiểu Anh

Đối với Ryan Bray, quản lý mảng thực phẩm và đồ uống tại khách sạn Polurrian, mỗi tách trà sáng kiểu Anh đều được chế biến vô cùng công phu và tỉ mỉ. Theo ông, để có được một tách trà hoàn hảo, cần đun sôi nước ít nhất 100 độ C, ngâm trà trong đúng ba phút (khoảng thời gian lý tưởng cho trà đen), và sau đó có thể thêm một ít sữa hoặc đường tùy theo sở thích của người thưởng trà.


Đối với nhiều người dân Anh, một bữa sáng hoàn chỉnh không thể thiếu đi những tách trà thơm ngon. Ảnh: Great Big Story

Ma-rốc – Trà xanh thảo mộc

Lahcen Ouja nói rằng ở Ma-rốc, thưởng trà là công việc yêu thích của tất cả mọi người. Đặc biệt hơn cả, đây là cơ hội hoàn hảo để mọi người tụ tập lại với nhau và chia sẻ trà, bánh mì cùng những trái chà là giàu dinh dưỡng. Người dân ở đây pha trà bằng cách đun sôi nước, sau đó thêm lá trà xanh và đường rồi đặt lại lên bếp. Càng cho nhiều lá, màu sắc của trà sẽ càng đỏ.


Ảnh: Food Rig

Argentina – Trà Maté

Theo Carolina, trà maté không chỉ là một thức uống đơn thuần mà thưởng trà còn là một nghi thức quen thuộc của người Argentina. Phong tục này lần đầu tiên được mang đến bởi người Guarani, tộc người nổi tiếng với cách thức uống trà từ những trái bầu.


Loại trà đặc trưng của Argentina gây ấn tượng mạnh mẽ với cốc đựng và ống hút độc đáo. Ảnh: The Spice Chica

Ngày nay thức uống này thường được đựng trong chiếc cốc maté và dùng cùng với một chiếc ống hút kim loại (hay còn gọi là bombilla). Carolina nói đây không phải thứ bạn có thể tìm thấy trong các quán bar hay quán cà phê, bởi người dân Argentina thường tự làm thức uống bổ dưỡng này và thưởng thức tại nhà.

Nhật Bản – Trà Matcha

Trà matcha từ trước đến nay được biết đến là một trong những biểu tượng đại diện cho nền văn hóa lâu đời và đặc sắc của Nhật Bản. Junko Funakoshi nói rằng để pha được một tách trà đạt chuẩn, cần sử dụng chashaku (hay còn gọi là muỗng trà) để múc một lượng bột vừa đủ và thêm nước, sau đó đun trà ở nhiệt độ 80 độ C cho đến khi bột trà tan đều và bong bóng xuất hiện.


Nhắc đến văn hóa Nhật Bản không thể không nhắc đến nghệ thuật trà đạo. Ảnh: Verlocal

Mục đích ban đầu của trà đạo Nhật Bản là một cách tu tâm dưỡng tính để đạt được giác ngộ. Ngày nay, Junko cho rằng nó vẫn là một cách để kết nối những người yêu thích hương vị hấp dẫn của trà cũng như nghệ thuật thưởng thức trà. Trà là một thức uống kỳ diệu mà cô nghĩ mọi người nên trải nghiệm, đó cũng là lý do vì sao Junko rất thích tổ chức các bữa tiệc trà riêng trong nhà.

Ấn Độ - Trà Masala Chai

Sunita Banerjee thường bắt đầu ngày mới bằng một tách trà Masala Chai bởi cô cho rằng ngửi mùi hương trà và các loại gia vị lan tỏa khắp nhà là cách tốt nhất để thức dậy vào buổi sáng.


Trà Masala Chai được chế biến một cách vô cùng tỉ mỉ và công phu. Ảnh: Iam Song

Để pha được một tách Masala Chai, trước tiên bạn cần bắt đầu với việc nghiền tổ hợp các nguyên liệu gừng, bạch đậu khấu, quế và một ít hạt tiêu để tăng hương vị. Sau đó, bỏ tổ hợp gia vị mới nghiền vào nước sôi cùng lá trà đen và cho thêm sữa, có thể thêm đường tùy theo khẩu vị của người sử dụng.

Người dân nơi đây nói rằng nhâm nhi một tách Masala Chai là việc bạn có thể làm vào bất cứ lúc nào, vậy nên đừng bỏ lỡ thức uống độc đáo này khi du lịch Ấn Độ.

Nga – Trà đen của Nga

Trà lần đầu tiên phổ biến ở Nga là vào thế kỷ 19 như một cách để khuyến khích người dân giảm thiểu việc sử dụng đồ uống có cồn. Vào những ngày thời tiết giá lạnh, một tách trà nóng chính là giải pháp không thể tuyệt vời hơn.


Bữa tiệc trà truyền thống của Nga. Ảnh: Shinok.ru

Elena Goldberg kể rằng ngày trước, mọi người thường đổ nước sôi đầy chiếc ấm samovar và uống năm đến sáu tách trà mỗi ngày. Ngày nay, Elena lựa chọn phục vụ trà cùng với những món ăn kèm như bánh nướng nhân bắp cải, thịt, nấm và cả những món ngọt như kẹo, chocolate, mứt và đường. Cô thường xuyên tổ chức các buổi trà đạo tại nhà để mọi người có cơ hội trải nghiệm thức uống đặc trưng này của Nga.

Đài Loan – Trà sữa trân châu

Ông Ho Chin-Shuen, chủ sở hữu của một cửa hàng trà sữa trân châu trên đường Zhongshan ở Banqiao, Đài Loan đã có hơn 25 năm kinh nghiệm chế biến món thức uống phổ biến này.

Ông chia sẻ để có thể nấu thành công một cốc trà sữa trân châu, đầu tiên cần cho trân châu vào nước sôi và đun trong vòng 25 phút và hầm thêm 25 phút nữa. Sau đó hòa đều kem, trà đen và đá và cuối cùng hoàn thành thức uống bằng cách thêm trân châu. Mặc dù trà sữa trân châu ở Đài Loan thường được sử dụng kèm với kem truyền thống, song Ho Chin-Shuen lại lựa chọn thay thế kem bằng một nguyên liệu giàu dinh dưỡng hơn là sữa.


Trà sữa trân châu – thức uống vô cùng phổ biến và được yêu thích tại Đài Loan. Ảnh: Freepik

Theo dulichvietnam.com.vn

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Xây dựng thương hiệu bánh chưng, bánh giầy tại các làng nghề Phú Thọ

Những ngày áp Tết Nguyên đán, ở khắp các làng nghề làm bánh chưng, bánh giầy của tỉnh Phú Thọ liên tục đỏ lửa, mỗi ngày cho ra thị trường hàng nghìn chiếc bánh, tạo công ăn việc làm cho lao động.

Ngày của Phở 12-12: Nhìn lại hành trình đưa Phở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Ngày 12-12 hằng năm được chọn là “Ngày của Phở” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực quan trọng, góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam và lan tỏa món Phở truyền thống của Việt Nam ra khắp thế giới.

Bún riêu và miến xào cua góp tên trong “bản đồ ẩm thực thế giới”

Bún riêu và miến xào cua đã có tên trên bản đồ ẩm thực thế giới, khi được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas bình chọn trong danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Ẩm thực kết nối

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 có sự góp mặt của 40 Đại sứ quán cùng các tổ chức quốc tế, các Sở Ngoại vụ địa phương, các doanh nghiệp trong nước với quy mô hơn 130 gian hàng.

Để Phở Việt Nam vươn tầm ẩm thực quốc tế

Phở đã theo chân người Việt đi khắp thế giới, là món ăn truyền thống của người Việt nhưng lại được rất nhiều người nước ngoài yêu thích, góp phần tôn vinh văn hóa ẩm thực của “dải đất hình chữ S.”

Việt Nam tham gia Lễ hội ẩm thực, trưng bày và phân phối sản phẩm tại Lào

Lễ hội ẩm thực, trưng bày và phân phối sản phẩm tại Lào 2024 thu hút 171 doanh nghiệp của 3 nước Lào-Việt Nam-Thái Lan tham gia, với tổng cộng 210 gian hàng và tổng giá trị hàng hóa khoảng 10 tỷ kíp.

Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya: “Của ngon vật lạ” chờ du khách

Ẩm thực truyền thống cùng với nhiều dịch vụ độc đáo được người dân các làng sống cạnh núi lửa đã chuẩn bị sẵn sàng mời đón du khách đến với Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm nay.

Ngập tràn món ngon tại phố đi bộ Bạch Đằng

Với hơn 50 gian hàng trải dài, mang đến hàng trăm loại bánh ngon Nam bộ như: bánh bò, bánh chuối nướng, bánh da lợn... cùng nhiều hoạt động vui chơi đặc sắc diễn ra xuyên suốt 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2-9

Phở Nam Định, mỳ Quảng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức ghi “Phở Nam Định”, "mỳ Quảng" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tinh hoa văn hóa ẩm thực kết nối Việt Nam và Ấn Độ

Chiều 4/8, Lễ hội Ẩm thực Việt Nam đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Ấn Độ ở Noida, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.