Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 24-4-25 20:18:01

Nên uống thuốc đúng cách

0

Nhiều người có thói quen tự mua thuốc uống chứ không theo toa của bác sĩ. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể dẫn đến tình trạng dị ứng thuốc. Uống thuốc không đúng có thể gây tác hại rất lớn. Dưới đây là những khuyến cáo của bác sĩ Quách Hoàng Mỹ (Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và Vaccine - Sinh phẩm thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) về uống thuốc không đúng cách

Nếu uống thuốc không đúng cách, không theo chỉ định của bác sĩ sẽ gây nên tác dụng ngược thật khó lường. Trong đó có dị ứng thuốc. Có nhiều cách phân loại về dị ứng thuốc, nhưng dưới đây là hai cách phân loại điển hình: Phản ứng dị ứng cấp tính: xuất hiện trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc, bao gồm sốc phản vệ, mày đay cấp, phù Quincke, cơn hen phế quản… Và phản ứng dị ứng bán cấp: xuất hiện trong ngày đầu sau khi dùng thuốc, bao gồm chứng mất bạch cầu và giảm tiểu cầu, ngoại ban sẩn hạt…

Phản ứng dị ứng muộn: xuất hiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi dùng thuốc, là những phản ứng kiểu bệnh huyết thanh, viêm gan dị ứng…

Cách xử trí là loại bỏ ngay thuốc gây dị ứng nếu đang dùng; xử trí các triệu chứng tùy trường hợp: thuốc trợ tim mạch, hô hấp, chống dị ứng, giảm miễn dịch… như đã nêu ở trên tùy trường hợp; tăng cường chức năng gan thận bằng cách truyền dịch hoặc các thuốc phù hợp; chống bội nhiễm nếu có (phải lưu ý chọn nhóm kháng sinh an toàn,ít gây dị ứng); nâng đỡ sức khỏe cho bệnh nhân (cung cấp dinh dưỡng, bảo đảm thân nhiệt, vệ sinh cá nhân…).

Để tránh dị ứng thuốc, không tự ý dùng thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Khi có dấu hiệu bất thường trong khi dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ; dùng thuốc đúng chỉ định, đúng liều. Dị ứng thuốc là một phản ứng xảy ra bất ngờ, khó dự đoán trước, kể cả khi dùng thuốc đúng. Vì vậy, nếu phối hợp tốt giữa bác sĩ, dược sĩ lâm sàng và người bệnh thì sẽ giảm tỷ lệ cũng như mức độ nghiêm trọng của các phản ứng do dị ứng thuốc gây ra.

Q.NHƯ

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Rau luộc hay hấp tốt cho sức khỏe hơn?

Luộc rau có thể làm mất chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, trong khi phương pháp hấp giữ lại nhiều vitamin và hợp chất thực vật hơn.

Mỡ máu cao ở tuổi đôi mươi

Tăng 8 kg trong vài tháng, cơ thể mệt mỏi, Ngọc Linh, 25 tuổi, sốc khi nhận kết quả cholesterol 14, cao gần gấp ba lần bình thường.

Phát hiện đáng chú ý: Ăn trái cây giúp ngăn ngừa trầm cảm khi về già?

Trái cây được cho là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nhưng nghiên cứu mới đây đã cho thấy chúng không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất của con người mà còn cả sức khỏe tinh thần.

5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn

Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.

8 vitamin giúp giảm đau đầu

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, góp phần sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giảm tần suất đau đầu.

Phong trào vệ sinh, nâng cao sức khỏe người dân

Vệ sinh bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh không còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà hiện nay tại Bình Dương, phong trào này được toàn dân hưởng ứng tích cực.

Phòng tránh mất nước cho trẻ vào mùa hè

Nhận biết các dấu hiệu mất nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung chất điện giải giúp cung cấp nước cho cơ thể những ngày nắng nóng.

6 thực phẩm giàu protein, ít carbohydrate tốt cho tim

Trứng, cá, tôm, ức gà chứa ít carbohydrate, nhiều protein lành mạnh và các dưỡng chất khác góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.

Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe.

Thói quen hại gan thường gặp ở dân văn phòng

Người làm việc văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống không điều độ, thức khuya, dễ hại gan, tăng nguy cơ mắc bệnh.