Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 27-7-25 22:44:48

Ngân sách Nhà nước năm 2025: Ưu tiên cải cách tiền lương, khoa học công nghệ và miễn học phí

0

Kết quả biểu quyết 436 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ 91,21%, thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2025, thể hiện sự thống nhất trong việc ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội quan trọng của đất nước.

Kết quả biểu quyết cho thấy 436 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ 91,21%. (Ảnh: TTXVN)
Kết quả biểu quyết cho thấy 436 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ 91,21%. 

Với sự đồng thuận cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2025 trong phiên họp ngày 17-5.

Nghị quyết nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ cho các chương trình cải cách, hỗ trợ người lao động và thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ của đất nước.

Trong phiên thảo luận và biểu quyết tại hội trường, Nghị quyết đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các đại biểu Quốc hội. Kết quả biểu quyết cho thấy 436 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ 91,21% trong tổng số 438 đại biểu tham gia biểu quyết, tương đương 91,63% tổng số đại biểu Quốc hội.

Sử dụng hiệu quả kinh phí cải cách tiền lương

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày tóm tắt tờ trình bổ sung dự toán ngân sách Trung ương năm 2025. Mục tiêu chính của việc bổ sung này là chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Theo tờ trình, nhu cầu kinh phí dự kiến phát sinh để chi trả chế độ, chính sách cho các đối tượng này trong năm 2025 là khoảng 59 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách địa phương dự kiến đóng góp khoảng 15 nghìn tỷ đồng, còn lại 44 nghìn tỷ đồng sẽ được lấy từ ngân sách Trung ương (bao gồm 14,2 nghìn tỷ đồng bổ sung có mục tiêu cho các địa phương và nguồn thực hiện tương tự theo cơ chế cải cách tiền lương).

1.jpg
Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2025 trong phiên họp ngày 17-5. 

Để đảm bảo nguồn lực cho các chính sách mới, Chính phủ đã trình Quốc hội phương án sử dụng 15,71 nghìn tỷ đồng từ nguồn kinh phí cải cách tiền lương còn dư của năm 2024. Nguồn kinh phí này sẽ được chuyển sang năm 2025 để bổ sung dự toán cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, nhằm chi trả chế độ, chính sách cho các đối tượng quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất bổ sung 28,29 nghìn tỷ đồng vào dự toán thu ngân sách Trung ương năm 2025 từ nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương; Bổ sung tương ứng vào dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2025 để hỗ trợ các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện chi trả chế độ, chính sách cho người lao động theo cơ chế cải cách tiền lương.

Quốc hội đã giao Chính phủ tổ chức thực hiện khoản kinh phí 44.000 tỷ đồng này theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 56/2024/QH15). Trong trường hợp nguồn kinh phí này không đủ, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét sử dụng nguồn tích lũy chi cải cách tiền lương còn dư của ngân sách Trung ương năm 2024 và báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp gần nhất.

Hỗ trợ miễn học phí và sắp xếp tổ chức bộ máy

Một trong những nội dung quan trọng khác của Nghị quyết là việc chuyển nguồn dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2024 chưa phân bổ sang năm 2025. Mục đích của việc này là tạo nguồn lực để thực hiện chính sách miễn học phí và giải quyết các nhiệm vụ phát sinh do sắp xếp tổ chức bộ máy.

Theo ước tính, nhu cầu kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương thực hiện chính sách miễn học phí là khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2025 (4 tháng năm học 2025-2026), con số này là khoảng 4,5 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, còn có nhu cầu kinh phí để di dời trụ sở mới, sửa chữa trụ sở và nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương sau sáp nhập.

Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép chuyển nguồn khoảng 6,623 nghìn tỷ đồng từ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2024 chưa phân bổ đầu năm sang năm 2025. Nguồn kinh phí này sẽ được sử dụng để thực hiện chính sách miễn học phí và các nhiệm vụ phát sinh do sắp xếp tổ chức bộ máy.

potal-quoc-hoi-bieu-quyet-thong-qua-3-nghi-quyet-quan-trong-8037692.jpg
Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao sự linh hoạt, chủ động và quyết liệt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng sự nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ trong việc trình Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025

Bố trí đủ 3% tổng chi ngân sách cho KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc cân đối, bố trí đủ 3% tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2025 cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là một bước đi quan trọng để đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 03-TB/BCĐTW.

Để đạt được mục tiêu này, ngân sách Trung ương cần được cân đối, bổ sung khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Chính phủ dự kiến sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án bố trí nguồn kinh phí này từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2024. Trong trường hợp nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2024 không đủ, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho phép điều chỉnh, sắp xếp trong phạm vi các khoản dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2025 chưa phân bổ đầu năm để đảm bảo mức bố trí tối thiểu 3% cho khoa học công nghệ.

Trước khi Quốc hội thông qua Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày báo cáo thẩm tra. Báo cáo cho thấy đa số ý kiến của Ủy ban cơ bản thống nhất với các nội dung Chính phủ trình và Thông báo kết luận số 1261/TB-VPQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính cũng đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư năm 2024 trong trường hợp sử dụng hết 44.000 tỷ đồng và việc điều chỉnh phân bổ dự toán các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao sự linh hoạt, chủ động và quyết liệt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng sự nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ trong việc trình Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025. Quyết định này được xem là kịp thời để cung cấp nguồn lực triển khai các nhiệm vụ đột phá, khắc phục tình trạng có chính sách nhưng thiếu nguồn kinh phí, ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách.

Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương triển khai phân bổ, giao dự toán cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết đồng thời tổ chức thực hiện đảm bảo không xảy ra trục trặc chính sách, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực./.

Theo TTXVN

Bộ Tài chính đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh, áp dụng từ năm 2026

Dự thảo Nghị quyết về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đề xuất tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế có thể lên tới 15,5 triệu đồng/tháng và dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2026.

Công bố quyết định tổ chức, sáp nhập, thành lập Đảng bộ xã Trừ Văn Thố

Chiều 30-6, Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN xã Trừ Văn Thố tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính

Suýt mất hàng trăm triệu đồng với chiêu lừa “nâng cấp” khách hàng thân thuộc

Sáng 30-6, nhân viên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương đã kịp thời giúp khách hàng tránh mất hàng trăm triệu đồng với chiêu trò “nâng cấp” tài khoảng Priority Vietcombank,

6 doanh nghiệp rót vốn hơn 33.000 tỷ đồng vốn đầu tư tại Bình Dương

Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án 6 dự án tiêu biểu của các doanh nghiệp...

Nghiên cứu 2 tuyến đường sắt có vốn đầu tư hơn 110.000 tỷ đồng   

Chiều 29-6, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp lần thứ 104 UBND tỉnh. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương...

Nhiệm kỳ 2021-2025, tăng trưởng bình quân của tỉnh Bình Dương đạt 7,2%

Chiều 29-6, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác tác chỉ đạo, điều hành nhiệm kỳ 2021-2025 của UBND tỉnh.

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây

Sáng 28-6, tại phường Đông Hòa, TP.Dĩ An, Tập đoàn Bcons đã tổ chức lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây.

Khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng đường ĐT746

Ngày 28-6, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh tổ chức khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng đường ĐT746.

Công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc đặt tên đường Nguyễn Văn Luông

Sáng ngày 28-6, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương long trọng công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về việc đặt tên đường Nguyễn Văn Luông

Hợp long cầu 600 tỉ đồng bắc qua sông Sài Gòn

Ngày 28-6, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hợp long cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn.