Hotline: 0274 383 347
Thứ ba, 29-4-25 17:23:50

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Nghệ sĩ rap tranh cử tổng thống Uganda

0

Ông Yoweri Museveni, Tổng thống Uganda đương nhiệm, vừa tổ chức cuộc họp với giới trẻ tại tư dinh của mình nhằm mục đích làm mất điểm đối thủ chính trị nặng ký của ông: Nghệ sĩ nhạc Rap - Robert Kyagulanyi, người nổi tiếng với nghệ danh Bobi Wine. Nhà lãnh đạo Uganda tròn 74 tuổi, tuyên bố chắc nịch: “Chính trị đâu dễ như ca hát”.

Museveni người đã “trị vì” Uganda kể từ năm 1986. Chính trị không dễ như ca hát, song ở Uganda, hai thế giới đó đang biến đổi theo một cách không hề giống trước đây.

Nghệ sĩ lấn sân chính trị

Lấy nguồn cảm hứng từ Bobi Wine - một người không hề có kinh nghiệm chính trị và trở thành đối thủ mạnh nhất ở Uganda trong cuộc chạy đua chống lại Tổng thống Museveni - hiện đang có một làn sóng giới nghệ sĩ âm nhạc tham gia vào sân khấu chính trị. Họ ra tranh cử để tìm kiếm những vị trí khác nhau trong các cơ quan hành chính công từ tổng thống đến các nhà lập pháp, từ thị trưởng đến các nhà lãnh đạo quận và làng bản.

Tại một đất nước với lực lượng dân số trẻ đứng thứ 2 thế giới - lớp trẻ Uganda hiện đang thay thế những thế hệ lãnh đạo già cỗi. Họ đóng vai trò là những người cầm đuốc hy vọng về một thế hệ trẻ chống lại chính phủ của Tổng thống Museveni.

Trường hợp điển hình là ông Joseph Mayanja, nhạc sĩ nổi tiếng nhất Uganda, có nghệ danh là Jose Chameleone. Hồi tháng 7 ông này đã tuyên bố rằng đang có các kế hoạch để ra tranh cử chức danh Thị trưởng Kampala (thủ đô Uganda).

Cũng vào tháng 7, thêm một nghệ sĩ nổi tiếng khác của Uganda là Katongole Omutongole tuyên bố đang lên kế hoạch tranh cử trong kỳ bầu cử quốc hội vào thời điểm năm 2021 từ cấp độ quận Kayunga (miền Trung Uganda). Chỉ trong vòng 3 tháng qua, các ca sĩ Dr Hilderman, Ronald Mayinja và tay rapper Aga Naga cũng loan tin sẽ tham gia tranh cử các ghế trong Quốc hội Uganda.

Naka Pakyo, người dẫn chương trình phát thanh ở miền Đông Uganda cho hay cô đang có kế hoạch tranh cử một ghế trong Quốc hội Buikwe. Hay ca sĩ Godfrey Lutaya nói rằng mình sẽ ra tranh cử chức thị trưởng tại một trong những đô thị lớn của Uganda - mặc dù cho đến nay anh vẫn chưa công bố chính thức. Cũng như chính Bobi Wine hồi tháng 3 đã loan tin sẽ ra tranh cử tổng thống.

Nhạc sĩ Rap, Robert Kyagulanyi, với nghệ danh Bobi Wine, vừa tuyên bố ra tranh cử Tổng thống Uganda. Ảnh: VOA Zimbabwe.

Năm 2018, kể từ lần đầu tiên nhạc sĩ Bobi Wine ra tuyên bố tranh cử, tổng cộng đã có ít nhất 42 nhạc sĩ khác tuyên bố lấn sân vào chính trị trong phong trào Sức mạnh Nhân dân (PPM). Tại một đất nước có lượng dân số trẻ được cai quản bởi lớp lãnh đạo già, khó tính, chuyên quyền và độc đoán thì các nhạc sĩ Uganda đang lựa chọn cách thử nghiệm chính họ vì một tương lai mới cho đất nước.

Ông Bob Isabirye, giảng viên lịch sử tại Đại học Busoga (miền Đông Uganda) phát biểu: “Lớp thanh niên - lực lượng chiếm hơn một nửa dân số Uganda - thường bày tỏ sự tôn kính các nhạc sĩ, coi họ là hình mẫu của thanh niên. Động lực đó đã trao cơ hội cho một số nhạc sĩ niềm tin tưởng để chạy đua một số vị trí chính trị”.

Để chắc ăn, không phải tất cả nghệ sĩ khi bước chân vào chính trị đều tham gia các phe đối lập. Hai nữ ca sĩ Bebe Cool, Catherine Kusasira và nhà quảng bá Balamu nằm trong một số ít các nghệ sĩ quả quyết rằng họ đứng về phía Tổng thống Museveni. Ca sĩ Bebe Cool lý giải: “Tôi sẽ ủng hộ Tổng thống Museveni vì ông ấy đã cống hiến nhiều cho đất nước này”.

Góc khuất phía sau

Các chuyên gia nói rằng đảng của ông Museveni có vẻ xem thường các đối thủ chính trị “tay mơ” như Bobi Wine và phe đối lập mới đang muốn rước hậu quả. Chris Obo, 25 tuổi, trả lời phóng viên: “Tôi và nhiều người trẻ ủng hộ nhạc sĩ Bobi Wine và tổ chức PPM vì tụi tôi muốn lớp người già nhường ghế cho lớp trẻ. Họ ngồi ghế quá lâu rồi. Nên dừng đúng lúc”.

Vào tháng 7, các ứng viên của Bobi Wine đã chiến thắng 1/3 kỳ bầu cử cấp làng trên cả nước ngay cả khi PPM lúc đó chưa đầy 1 tuổi. Chiến thắng đó cũng chứng minh một sự thật rằng chiến dịch cho Bobi Wine khởi xướng không chỉ làm rung lắc chính quyền Museveni bằng sự cộng hưởng ở vùng thành thị, nơi người dân yêu thích âm nhạc mà còn tác động tới cả các vùng nông thôn trên khắp Uganda.

Tại quận Tororo (cách thủ đô Kampala khoảng 125 dặm), nhân viên xã hội Ronald Okot phát biểu: “Ngày hôm nay, quý vị có thể bắt gặp cảnh thanh niên Uganda đội mũ nồi đỏ (đồng phục cho Phong trào Sức mạnh nhân dân - PPM), hát những bài ca ngợi Bobi Wine ở khắp nơi”.

Cô Mary Flavia Namulindwa, nghệ sĩ âm nhạc và là người dẫn chương trình truyền hình, đang tham gia tranh cử cấp quận Gomba (miền Trung Uganda). Cô cũng cho rằng mình bị ấn tượng với Bobi Wine và PPM, cô phát biểu: “Chúng tôi có nhân dân bên mình. Sức mạnh của PPM chính là sức mạnh nhân dân”.

Tuy nhiên, nhạc sĩ Bobi Wine cùng PPM vẫn đang tìm cách thuyết phục các cử tri lớn tuổi (những người còn bày tỏ ít nhiều nghi ngờ). Cụ ông 70 tuổi William Musoke nhấn mạnh: “Uganda cần có những chính trị gia chín muồi để dẫn dắt đất nước tránh rơi vào tình hình hỗn độn như trong quá khứ”. 

Một số cử tri lớn tuổi cho rằng chính trị ở Uganda cũng đồng thời là một thứ nghề hẳn hoi, nó là nghề chắc chân, ổn định, lương cao, vì thế mà hấp dẫn “người làng nhàng” lấn sân vào chính trị gồm cả các nhạc sĩ. Thu nhập bình quân đầu người ở Uganda là 400 USD/năm. Nhưng lương của các thành viên trong quốc hội nước này lại lên tới 8.000 USD/tháng.

“Lương và bổng màu mỡ cho thủ tướng và các chính trị gia đã khiến giới nghệ sĩ thèm muốn và cũng chen chân vào làm chính trị”, lời giải thích của ông Abraham Otti sống ở miền Bắc Uganda.

Tổng thống Museveni cáo buộc Bobi Wine và những người ủng hộ nam nhạc sĩ đã dùng bạo lực trong các hành động phản kháng. Nhưng, PPM phủ nhận chuyện này. Đối với nhạc sĩ Bobi Wine và những nhạc sĩ khác đang thách thức ông Museveni thì những lời cáo buộc trên cho thấy ông Museveni đang coi trọng họ.

Nhạc sĩ Bobi Wine bị cấm tổ chức các chương trình âm nhạc và mít-tinh nhưng anh vẫn kiên nhẫn sáng tác bài hát. Năm 2019, Bobi Wine tung ra bản “hit” “Tuliyambala Engule”, nó cũng trở thành bài hát được yêu thích bởi những người ủng hộ anh.

Theo TTXVN

Từ khóa: hồ sơ

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nóng “đường đua” vào Nhà Trắng

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động cuộc đua tái tranh cử chưa từng có tiền lệ với lời kêu gọi người Mỹ chọn ông một lần nữa để “cứu vãn nền dân chủ”.

Cú huých 6 tỉ USD của ông Biden ở Bắc Ailen

Ông Joe Biden đã treo khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD trước mặt các nhà lãnh đạo Bắc Ireland với lời hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước với sự đầu tư của Mỹ nếu việc chia sẻ quyền lực được khôi phục.

Ấn Độ: Ông Rahul Gandhi vạ miệng

Một phiên tòa đang gây chú ý mạnh trong dư luận Ấn Độ, bị can trong vụ án là một chính khách nổi tiếng, ông Rahul Gandhi, con trai gia tộc Gandhi - gia tộc chính trị lớn nhất Ấn Độ.

“Donald Trump trong mắt bão”

Ngày 30-3-2023 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với việc lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị truy tố, không những vậy, ông còn là nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính giới Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ với “ngoại giao đường ống” ở Trung Á

Cuộc gặp 3 bên vào tháng 12/2022 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan đã cho thấy rằng Ankara có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối một vùng Trung Á giàu khí đốt với phương Tây.

Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?

Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao - biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.

Phe cực hữu Israel gây lo ngại cho đối tác Arab

Cây bút bình luận của tờ báo thiên tả Haaretz của Israel đã viết rằng Hiệp định Abraham, theo đó Israel được 4 quốc gia Arab, bao gồm cả UAE, công nhận vào năm 2020

Thách thức đang chờ Tổng thống Lula Da Silva

Ngày 1/1/2023, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, khi nhậm chức đã giàn giụa nước mắt tuyên thệ đưa đất nước Brazil thoát ra khỏi “thảm họa”

Nhật Bản: Nội các chính phủ lao đao vì bê bối

Những ngày cuối năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lại đối mặt với những trở ngại chính trị gay gắt sau khi Bộ trưởng Tái thiết của ông trở thành thành viên thứ tư trong nội các dính bê bối

Israel: Ông Netanyahu thành lập chính phủ cực hữu

Chính phủ liên hiệp cực hữu của ông Benjamin Netanyahu được thành lập vào phút cuối, chỉ vài tiếng trước khi hết thời hạn chót cho việc hình thành chính phủ.