Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 19-7-25 00:30:22

Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vắcxin phòng COVID-19

0

Lô vắcxin COVID-19 đầu tiên của AstraZeneca về đến Việt Nam. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngày 26/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắcxin phòng COVID-19.

Nghị quyết nêu rõ Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắcxin phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên. Số lượng khoảng 150 triệu liều.

Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ yêu cầu phòng, chống dịch để quyết định số lượng vắcxin cụ thể cần mua, nhập khẩu theo từng giai đoạn.

Cơ chế mua vắcxin là thực hiện mua sắm trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu năm 2013.

Đối tượng, địa bàn ưu tiên tiêm và miễn phí

Nghị quyết quy định đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí. Đó là lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng, chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ phòng, chống COVID dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…); quân đội; công an; nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất, nhập cảnh; người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…

Ngoài ra, giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi; người sinh sống tại các vùng có dịch; người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài; các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định, căn cứ yêu cầu phòng chống dịch cũng là đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí.

Về địa bàn, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng nêu trên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.

Căn cứ khả năng cung ứng vắcxin, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch.

Nguồn kinh phí thực hiện

Nghị quyết nêu rõ ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách: ngân sách địa phương đảm bảo cho người dân trên địa bàn và các đối tượng do địa phương quản lý; ngân sách trung ương đảm bảo cho các đối tượng do các cơ quan trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương.

Cụ thể, các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách nhà nước thực chi theo quy định.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại thực hiện theo quy định: các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: ngân sách trung ương hỗ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trường hợp địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức độ lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương, gồm: 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, còn có nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác; nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắcxin tự nguyện chi trả.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/2/2021./.

Theo TTXVN

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Ngày 31-10: 9 ca nhiễm mới COVID-19, không còn ca phải thở ôxy

Ngày 31-10, Việt Nam ghi nhận 9 ca mắc mới COVID-19, không còn ca nào phải thở ôxy, không có ca tử vong, tổng số ca được điều trị khỏi tính đến hiện tại là 10.640.971 ca.

Ngày 30-10: Ghi nhận 5 ca mắc mới COVID-19, không có bệnh nhân thở ôxy

Theo bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, ngày 30-10, Việt Nam có 5 ca mắc mới COVID-19; tiếp tục không có bệnh nhân thở oxy, không có ca tử vong.

Bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch COVID-19

Quyết định 1269/QĐ-TTg nêu rõ, bãi bỏ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01 tháng 04 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch COVID-19.

Ngày 27-10: Ca mắc mới COVID-19 tăng, không còn bệnh nhân thở oxy

Theo bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, ngày 27-10, Việt Nam ghi nhận 4 ca mắc mới COVID-19, tăng so với ngày trước đó; trong khi không có trường hợp nào khỏi bệnh và không còn ca thở ôxy.

Vẫn còn ca mắc mới COVID-19 ghi nhận trên cả nước trong ngày 26-10

Tính đến ngày 26-10, Việt Nam có 11.624.096 ca nhiễm COVID-19, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231.

Cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam ngày 25-10

Theo bản tin của Bộ Y tế, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.206 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm, xếp thứ 26/231 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Ngày 24-10: Ghi nhận 5 ca mắc mới COVID-19, không có ca thở ôxy

Theo bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 24-10 của Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục tăng trở lại, trong khi không ghi nhận ca bệnh nào phải thở ôxy.

Ngày 23-10: Lại có thêm 4 ca mắc mới COVID-19, 2 ca thở ôxy

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 23-10 của Bộ Y tế cho biết có 4 ca mắc mới COVID-19 và chỉ có 2 ca thở ôxy qua mặt nạ; không có ca tử vong vì COVID-19.

Ngày 22-10, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, 2 ca thở ôxy

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 22-10 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc mới COVID-19 và chỉ có 2 ca thở ôxy qua mặt nạ; không có ca tử vong vì COVID-19.

Ngày 20-10: Còn 5 ca COVID-19 đang thở ôxy, thêm 12 người khỏi bệnh

Tính đến ngày 20-10, số bệnh nhân mắc COVID-19 của Việt Nam là 11.624.072 ca, tổng số ca được điều trị khỏi: 10.640.965 ca, số bệnh nhân đang thở ôxy là 5 ca.