Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 7-5-25 17:38:41

Người dân cần chủ động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

0

Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng đã khiến nhiều người lo lắng về mức độ lây lan cũng như những tổn thương mà căn bệnh gây ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm của bệnh thấp, các biện pháp phòng chống, điều trị vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Bệnh đã du nhập vào nước ta và Bình Dương

Đậu mùa khỉ là bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật có mang vi rút và có thể lây truyền từ động vật sang người hoặc từ người sang người. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm của bệnh thấp, khó gây thành dịch. Bệnh lây nhiễm trong trường hợp tiếp xúc khoảng cách gần với người đã bị bệnh, tiếp xúc vùng da có trầy xước, quan hệ tình dục, tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh, vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Khu cách ly, điều trị bệnh nhân đậu mùa khỉ tại Trung tâm Y tế TP.Tân Uyên

PGS-TS-bác sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh, đánh giá: Bệnh đậu mùa khỉ có thể đã du nhập Việt Nam và lây truyền từ người sang người trong cộng đồng. Trước đây, các ca nhiễm chủ yếu được ghi nhận tại những nước xa Việt Nam ở châu Phi, châu Âu, cơ hội bệnh xâm nhập thấp. Tuy nhiên, vài tuần nay, số ca mắc đậu mùa khỉ ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như Thái Lan tăng cao. Về nguyên tắc, những ca bệnh nội địa này có nguồn gốc từ du nhập, tức bệnh từ nước ngoài đã du nhập vào Việt Nam, tác nhân gây bệnh thầm lặng lây truyền vài thế hệ trước khi bị phát hiện trong cộng đồng. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người qua người kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Bệnh lây truyền chính qua tiếp xúc trực tiếp (bao gồm cả quan hệ tình dục), qua giọt bắn lớn.

 Ngoài việc thực hiện các khuyến cáo phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân cần lưu ý:

Với người bệnh, người có triệu chứng sốt, phát ban cấp tính dạng mụn mủ quanh bộ phận sinh dục, lòng bàn tay, chân, thân mình, mặt, cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; đồng thời chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục, cần liên hệ ngay cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Người tiếp xúc với người bệnh, cố gắng tránh tiếp xúc gần, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở, nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử lý.

Sau khi xuất hiện ca bệnh nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên, Bình Dương đã triển khai nhiều phương án phòng dịch, cách ly ca nhiễm và những người tiếp xúc. Sở Y tế cũng công bố nhiều thông tin về cách phòng tránh lây nhiễm đến người dân. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly điều trị, sức khỏe rất ổn định, diễn biến tích cực và không nguy hiểm. Lãnh đạo Sở Y tế cho biết, ngay khi nhận được thông báo có ca nghi mắc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cùng ngành y tế tỉnh đã đến địa phương phối hợp với y tế cơ sở xử lý ca bệnh, điều tra, giám sát, khoanh vùng và tiến hành phun khử khuẩn môi trường xung quanh khu vực nhà ở của bệnh nhân, tránh lây lan trong cộng đồng.

Truyền thông phòng, chống dịch bệnh

Trước đó, ngành y tế tỉnh đã sẵn sàng các phương án ứng phó dịch bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn; tăng cường truyền thông minh bạch bằng nhiều hình thức cho người dân, cộng đồng về các biện pháp theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã hướng dẫn triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn đúng theo quy định. Đặc biệt, khi phát hiện trường hợp bệnh, các đơn vị khẩn trương thực hiện điều tra kỹ tất cả các trường hợp tiếp xúc với trường hợp dương tính đậu mùa khỉ để xác định nguồn lây nhiễm, quản lý, xử lý kịp thời ổ dịch, không để dịch lan rộng ra cộng đồng. Ngành y tế cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm cách ly, điều trị trường hợp dương tính, tránh tử vong; lưu ý không để xảy ra lây nhiễm chéo cho nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị; tổ chức giám sát và báo cáo ca bệnh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải, khăn tay, khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm sự phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở, nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi) cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: Động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

6. Bảo đảm an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

HOÀNG LINH - GIANG NHUNG

Từ khóa: đậu mùa khỉ

Chủ tịch Trung ương Hội Giáo Dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam thăm Trung tâm chăm sóc trước và sau sinh tại Bình Dương

Sáng 5-5, đoàn công tác do ông Nguyễn Hồng Quân, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam (VACHE) đã đến thăm...

Thi sơ cấp cứu ban đầu cho cán bộ chữ thập đỏ

Trung tâm Y tế TP.Tân Uyên vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức và thực hành kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho khoảng 100 thí sinh

Trung tâm y tế TP.Thuận An: Lấy thành công dị vật kim loại cho bệnh nhân

Trung tâm Y tế TP.Thuận An vừa lấy thành công dị vật kim loại là sắt nhọn cho một bệnh nhân sinh năm 1970 bị hóc dị vật.

Chủ động ứng phó với cúm A/H5N1

Cúm A/H5N1 có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người. Nguy cơ tử vong khi bị nhiễm bệnh có thể lên tới trên 50%.

Phản ứng của Bộ Y tế về vụ thuốc giả “khủng” vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cung cấp thông tin, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan công an đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật.

Huyện Bàu Bàng: Phát động Tháng an toàn thực phẩm

Ban Chỉ đạo (BCĐ) An toàn thực phẩm huyện Bàu Bàng vừa tổ chức hội nghị triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”.

Ngành y tế ứng phó với sự gia tăng của bệnh không lây nhiễm

Bệnh không lây nhiễm hiện đang có xu hướng gia tăng. Để ứng phó, ngành y tế đẩy mạnh kiểm soát dự phòng với mục tiêu phát hiện sớm, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Cấp cứu thành công cho bệnh nhân bị gãy dương vật do té cầu thang

Trung tâm Y tế TP.Thuận An vừa mổ cấp cứu thành công cho một trường hợp hy hữu bị gãy dương vật. Bệnh nhân là anh N.V.C., 30 tuổi, được các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Khoa Ngoại tổng hợp tiếp nhận trong tình trạng sưng nề, bầm tím, đau dương vật.

Thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần lần đầu tiên tại Việt Nam

Ca phẫu thuật được tiến hành trong 4 giờ. Sau 2 tuần cấy ghép, bệnh nhân đi lại sinh hoạt cá nhân hoàn toàn ổn định, đang được hướng dẫn theo các quy trình chăm sóc chuyên môn để sẵn sàng xuất viện.

Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo: Trao danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cho các cá nhân

Sáng 11- 4, Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo đã tổ chức trao danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm 2024" cho 47 cá nhân.