Hotline: 0274 383 347
Thứ ba, 29-4-25 01:31:12

Người phụ nữ nuôi “lộc trời”

0

Đến xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng hỏi thăm “nhà bà Tuất nuôi chim yến” có lẽ không mấy ai xa lạ, bởi lẽ bà chính là người góp phần đổi thay xã Minh Tân từ vùng đất bạt ngàn cao su trở thành xứ sở nuôi yến đầu tiên và lớn nhất tại Bình Dương.

 Theo bà Vũ Thị Tuất, với người nông dân thời hiện đại, bí quyết quan trọng nhất là phải dám nghĩ, dám làm và không sợ thất bại...

Là một “đại gia” có tiếng tại xã Minh Tân, với thu nhập hơn 6 tỷ đồng 1 năm nhưng bà Vũ Thị Tuất, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Tân Phú, xã Minh Tân luôn toát lên vẻ giản dị, dễ gần, dễ mến. Bà nói: “Có lẽ là gốc nhà nông, bản tính chất phác, thật thà, giản dị cũng đã ngấm vào máu nên không thể khác được”.

Ngược về thời gian những năm 1972 trước giải phóng, bà sinh sống ở xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, làm giáo viên dạy học, xóa mù chữ cho người dân trong xã. Năm 1983 bà về xã Minh Tân lập gia đình sinh sống đến ngày nay. Bà bảo, để có được thành công như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu lâu dài. Bà đã phải chuyển đổi rất nhiều hình thức sản xuất, kinh doanh (SXKD) mới có được ngày hôm nay. Bà kể: “Thuở ban sơ lập nghiệp, 2 vợ chồng bắt đầu trồng mì, trồng bắp, trồng khoai, tỉa đậu khi có chút vốn rồi bắt đầu kết hợp mua bán vật tư nông nghiệp như phân bón, cây trồng...”. Năm 1990, bà mở sạp tạp hóa sau đó buôn bán thêm vật liệu xây dựng và phân bón kết hợp làm rẫy cao su, chăn nuôi…

Năm 2010, cơ duyên đến với bà Tuất khi trên căn gác tầng 3 ngôi nhà bà bỗng nhiên có 6 con chim yến về làm tổ. Rồi trong một lần được tham gia lớp học quản trị kinh doanh do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nghề nuôi chim yến, lúc này tại địa phương chưa có gia đình nào nuôi loài chim này; nhận lời khuyên của thầy dạy, cộng với điềm lành về 6 con chim yến đang làm tổ tại nhà, bà Tuất quyết định đi một chuyến tham quan thực tế mô hình nuôi yến ở TX.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng). Sau khi về bà bắt tay vào làm, sửa sang lại nhà làm nơi trú ngụ cho chim. Có lẽ bà có duyên với loài chim này nên chỉ một thời gian sau chim yến kéo về thành từng đàn, mỗi ngày một nhiều. Từ đó, bà Tuất nghĩ đến cách nuôi chuyên nghiệp nên đã thuê chuyên gia về thiết kế lắp đặt máy móc, trang thiết bị.

Bà Tuất chia sẻ: “Đặc điểm của chim yến là có thể tự đi kiếm ăn rồi chiều tối mới bay về tổ nên sẽ không tốn chi phí thức ăn cho loài chim này, chỉ tốn chi phí xây dựng, thi công nhà yến lúc ban đầu, tiền nhân công thu hoạch, sơ chế yến… Khoảng sau 1 năm tôi đã có thể thu hồi lại vốn ban đầu, người ta còn bảo đây là lộc trời”.

Năm 2013, bà mở rộng thêm diện tích nhà yến nên làm nhà kho rộng hơn 200m2. Tính đến nay, tổng diện tích nhà yến của gia đình bà lên đến khoảng 1.000m2 và số chim yến đã lên tới vài chục ngàn con. Bà Tuất cho biết, hiện nay mỗi tháng bà thu hoạch tổ yến 2 lần, tổng cộng hơn 20 kg tổ yến. Với giá bán sỉ hiện nay, 1kg chưa qua sơ chế là 20 triệu đồng và đã sơ chế sạch là 30 triệu đồng, trung bình mỗi tháng bà thu về hơn 400 triệu đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc cho đàn chim yến, bà Tuất nói: “Về nơi ở của chim yến cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, vì thế phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh bên trong và bên ngoài nhà yến để bảo vệ đàn chim yến không bị dịch bệnh và môi trường sống xung quanh được trong lành. Theo đó, tôi thường tổng vệ sinh, xịt thuốc chống ẩm mốc, diệt gián, kiến, mối; phun thuốc sát trùng; hút sạch phân để giữ nơi ở luôn khô thoáng, sạch sẽ...”. Theo bà, với người nông dân thời hiện đại, bí quyết quan trọng nhất là phải dám nghĩ, dám làm và không sợ thất bại, đặc biệt là việc học hỏi áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Từ mô hình nuôi yến đầu tiên của bà Tuất mang lại thành công ngoài mong đợi đã hấp dẫn nhiều người dân ở xã Minh Tân. Không giấu nghề, bà Tuất sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình nuôi yến với những ai muốn học tập kinh nghiệm mô hình này. Hiện nay, bà là Chủ nhiệm Hợp tác xã Tổ yến hồ Dầu Tiếng với khoảng 16 thành viên. Có thể nói, từ mô hình nuôi chim yến của bà Tuất đã khơi dậy được tinh thần SXKD của nông dân địa phương, giúp họ mạnh dạn bỏ hình thức SXKD cũ để đầu tư nuôi chim yến mang lại thành công. Ngoài nuôi chim yến, bà còn nuôi bò sữa cũng rất thành công. Bà là một trong những nông dân sản xuất giỏi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng năm 2016.

Là một phụ nữ bản lĩnh, thành công trên con đường kinh doanh, bà Tuất còn là người có tấm lòng nhân hậu. Hàng năm, bà đều tích cực tham gia công tác xã hội từ thiện tại địa phương; tham gia hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài địa phương… Bà bộc bạch: “cho đi cũng là được nhận lại. Hiện tại, gia đình tôi cũng đã vững về kinh tế; các con cũng đã trưởng thành, ổn định cuộc sống cho nên nơi nào cần giúp thì vợ chồng tôi sẵn sàng trao gửi chút tấm lòng thành thôi. Mong sao, sự chia sẻ của mình sẽ giúp ích được cho người, cho đời là tôi vui rồi”.

Có thể nói sự thành công của bà Tuất trong việc phát triển kinh tế gia đình và tấm lòng thiện nguyện của bà xứng đáng là tấm gương sáng để nhiều người noi theo.

TỪ MÔ HÌNH NUÔI YẾN ĐẦU TIÊN CỦA BÀ TUẤT MANG LẠI THÀNH CÔNG NGOÀI MONG ĐỢI ĐÃ HẤP DẪN NHIỀU NGƯỜI DÂN Ở XÃ MINH TÂN. KHÔNG GIẤU NGHỀ, BÀ TUẤT SẴN SÀNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI YẾN VỚI NHỮNG AI MUỐN HỌC TẬP KINH NGHIỆM MÔ HÌNH NÀY. HIỆN NAY, BÀ LÀ CHỦ NHIỆM HỢP TÁC XÃ TỔ YẾN HỒ DẦU TIẾNG VỚI KHOẢNG 16 THÀNH VIÊN.

NGỌC NHƯ

Người bí thư chi bộ nhiệt huyết, trách nhiệm

Trẻ, năng động và tâm huyết với các công việc của khu phố là những điều dễ nhận thấy ở ông Dương Thanh Quý, Bí thư Chi bộ khu phố Tân An, phường Tân Đông Hiệp (TP.Dĩ An).

Người cán bộ công đoàn năng động

Công đoàn cơ sở Công ty TNHH APPAREL FAR EARSTERN Việt Nam là một đơn vị điển hình vừa được Công đoàn VSIP tuyên dương.

Hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển nông thôn mới

Trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ban Chỉ đạo công tác dân vận của Tỉnh ủy và huyện Bàu Bàng đã phối hợp cùng các đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn

Hội Nông dân xã An Long (huyện Phú Giáo): Phối hợp tổ chức hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật

Hội Nông dân xã An Long vừa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi trùn quế cho nông dân trên địa bàn xã.

Xã Vĩnh Hòa (huyện Phú Giáo): Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Vĩnh Hòa vừa tổ chức khánh thành và bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” tại ấp Kỉnh Nhượng

Phát triển phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi trong nông dân

Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh luôn đồng hành với hội viên nông dân thông qua nhiều hoạt động gần hội viên và sát cơ sở.

MTTQ thị trấn Phước Vĩnh (huyện Phú Giáo): Phát động phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Phước Vĩnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác khối dân vận và công tác mặt trận quý I-2025

Huyện Phú Giáo: Khen thưởng nhiều cá nhân, tập thể

Sáng 3-4, UBND huyện Phú Giáo tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng năm 2024, phát động phong trào thi đua năm 2025.

Lan tỏa phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong đoàn viên công đoàn và người lao động

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án 02 về “Công tác dân vận tham gia xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh”

Hội LHPN huyện Phú Giáo: Khởi công sửa chữa nhà “Mái ấm tình thương”

Ngày 18-3, Hội LHPN huyện Phú Giáo tổ chức lễ khởi công sửa chữa nhà “Mái ấm tình thương” cho hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.