Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 30-4-25 22:05:50

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Nhà khoa học Việt nghiên cứu vật liệu tự tìm tế bào ung thư

0

Nhóm nhà khoa học tại Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng nghiên cứu nano liposome có cơ chế thông minh, tự tìm diệt tế bào ung thư mà không hại tế bào lành.

GS Nguyễn Cửu Khoa, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết hiện có nhiều phương pháp điều trị ung thư như: cắt bỏ, xạ trị (chiếu tia), hóa trị (dùng thuốc)... Trong đó sử dụng thuốc là phương pháp mang lại hiệu quả tức thì giúp ức chế, tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, thuốc cũng là tác nhân ảnh hưởng tế bào lành trong cơ thể người khiến người bệnh bị tác dụng phụ như rụng tóc, rụng móng tay chân, suy giảm hoạt động của các cơ quan nội tạng... Vì thế nghiên cứu của nhóm mở ra hướng điều trị các bệnh ung thư bằng thuốc với hiệu quả cao nhưng ít tác dụng phụ.

GS Nguyễn Cửu Khoa làm việc tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng, quận 1.

Từ năm 2009 GS Khoa cùng với nhóm 15 nhà khoa học Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu phát triển loại vật liệu nano liposome làm chất dẫn truyền. Với hơn 20 năm nghiên cứu về công nghệ nano, GS Khoa cho rằng nano liposome là phù hợp. Vật liệu này có dạng hình cầu có lớp vỏ tổng hợp từ dầu đậu nành xếp lên nhau, giúp thẩm thấu nhanh qua ruột. Các hạt nano liposome chứa thuốc bên trong khi thẩm thấu qua ruột để vào mạch máu, đi vào tế bào ung thư.

Theo GS Khoa, các mô ung thư có đặc điểm phát triển nhanh hơn các mô lành nên các kẽ (dùng để lấy dinh dưỡng và oxy từ máu) kích thước lớn, từ 200 - 600 nanomet. Còn với các mô lành, có kích thước nhỏ hơn từ 2,5 - 3 nanomet. Vì thế khi các hạt nano liposome (100 - 150 nanomet) vào sẽ đến các mô ung thư theo cơ chế thụ động, các mô lành sẽ không bị ảnh hưởng. Với sự thay đổi nồng độ pH, các hạt nano liposome vỡ ra, giải phóng thuốc điều trị tại mô ung thư với hiệu quả cao hơn.

Kết quả nghiên cứu được nhóm thí nghiệm trên 100 chuột đã cấy tế bào ung thư vú của người và loại bỏ hệ miễn dịch. Nhóm sử dụng thuốc 5-Fluorouracil (5-FU) đối với 3 lô chuột thực nghiệm. Kết quả sau 2 tuần, lô chuột dùng làm đối chứng trắng (cho uống nước muối sinh lý) khối u tăng kích thước. Chuột sử dụng 5-FU làm đối chứng dương kích thước khối u giảm 42%. Lô chuột sử dụng F-5U được dẫn truyền bằng hạt nano liposome kích thước khối u giảm 74%. Thông qua việc khối u giảm kích thước, nhóm có cơ sở chứng minh khả năng hướng đích, tìm tế bào ung thư thụ động của nano liposome giúp tăng hiệu quả ức chế tế bào ung thư.

Từ thành công này, năm 2019 nhóm nghiên cứu tiếp tục sử dụng nano liposome dẫn truyền một số thuốc đông y như sử dụng cao rong nâu biển (fucoidan) điều trị ung thư phổi, cao gừng trị ung thư gan, cao cần tây điều trị ung thư vú.

Theo ông Trần Chí Thành, nghiên cứu chuyên ngành y sinh, Giám đốc công ty Sắc Mộc Tinh, nano liposome là vật liệu được giới khoa học trên thế giới nghiên cứu nhiều năm gần đây. Vật liệu này được coi là chất mang thuốc đến các mô viêm do ung thư gây ra. Ông cho rằng nano liposome không tự nhận biết tế bào ung thư mà do con người gắn cho nó ở những nơi được cho là các mô viêm. Tuy nhiên "đây là nghiên cứu thiết thực mở ra một hướng mới, chủ động sản xuất thuốc thông minh điều trị ung thư trong nước", ông nói.

Do chưa thử nghiệm lâm sàng trên người, các sản phẩm từ nano liposome hiện được nhóm nghiên cứu sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng. Theo ông Khoa, để thử nghiệm lâm sàng và được công nhận là thuốc trị ung thư là con đường dài.

Theo VNE

Từ khóa: tế bào ung thư

Tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức

Sáng 24-4, UBND TP.Tân Uyên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.Tân Uyên.

Tạo xung lực, khí thế mới về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.

Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo

Bình Dương đang tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Bình Dương hướng đến trở thành điểm đến về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á.

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư

Vaccine mới do Giáo sư Qiaobing Xu và các đồng nghiệp phát triển sử dụng một hỗn hợp các mảnh protein từ khối u rắn để kích thích hệ miễn dịch nhận diện và tấn công tế bào ung thư.

Cổng thông tin điện tử Bình Dương nằm trong tốp 10 có lượt truy cập nhiều nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố kết quả đánh giá cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước năm 2024.

Hai phi hành gia trở về Trái Đất sau 9 tháng mắc kẹt trên ISS

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon đưa hai phi hành gia trở về Trái Đất sẽ triển khai bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.

Phát hiện phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho ung thư gan ác tính

Các thí nghiệm trên động vật đã cho thấy kết quả khả quan và nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục phát triển phương pháp này để kiểm tra hiệu quả điều trị trên bệnh nhân.

Xây dựng Bình Dương thành đô thị hiện đại, thông minh- Bài cuối

Bài cuối: Khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế

Lãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn công tác của Ủy Ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội

Chiều nay 26-2, ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội khóa XV.

Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Bình Dương họp lần 2

Sáng 24-2, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã họp lần thứ 2