Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 27-7-25 12:33:02
Hotline: 0274 383 347

Nhiều dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu

0

Xây dựng chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH); thiết lập hệ thống thông tin nhằm cung cấp thông tin, dự báo giải pháp; cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, Bình Dương đã và đang triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH, nước biển dâng…

Đoàn viên thanh niên khai thông dòng chảy để khắc phục tình trạng ngập lụt tại một kênh rạch ở Bình Dương

 Kết quả bước đầu

Theo Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2015, 2016-2020, 2021-2030, trong giai đoạn 2013-2015, Bình Dương có 8 dự án ưu tiên cần tiến hành thực hiện, trong đó có 6 dự án đang triển khai thực hiện. Cụ thể, Dự án “Tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thiên tai và BĐKH TX.Thuận An”; Dự án “Khảo sát lập kế hoạch nâng cấp hệ thống đê bao, xác định sông, kênh mương, suối trên địa bàn tỉnh cần nạo vét, khai thông dòng chảy”; Dự án “Giải pháp bảo vệ rừng trong điều kiện BĐKH”; Dự án “Tuyên truyền vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một”…

Như vậy, Bình Dương đã và đang triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH, nước biển dâng. Đối với các giải pháp ứng phó trong giai đoạn ngắn hạn (2011-2020), Bình Dương đã xây dựng chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về thiên tai và BĐKH; thiết lập hệ thống thông tin nhằm cung cấp thông tin, dự báo giải pháp các vấn đề về BĐKH; cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH theo các kết quả mới nhất; xây dựng các giải pháp bảo vệ hệ sinh thái; diễn tập cứu hộ, cứu nạn…

Đối với các giải pháp ứng phó trong giai đoạn dài hạn (sau năm 2020), Bình Dương cập nhật chính sách mới giúp người dân có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp trong nông nghiệp; nghiên cứu, khảo sát các công trình đập, hồ chứa hiện nay trên địa bàn tỉnh; đánh giá tác động của BĐKH đến các công trình thủy lợi, hồ chứa tỉnh; đề xuất biện pháp thích ứng; tập huấn về phòng chống thiên tai cho cộng đồng; tuyên truyền vận động sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí nhà kính CO2 trong sinh hoạt đô thị…

Dù chưa đánh giá nhận thức về BĐKH và tác động của BĐKH đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, nhưng đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện Dự án “Tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thiên tai và BĐKH tại TX.Thuận An”… Tổng kinh phí được giao thực hiện Chương trình giai đoạn 2010-2015 hơn 1.101 tỷ đồng. Dự án đẩy mạnh tuyên truyền vận động sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường; giảm thiểu phát thải khí CO2 trong sinh hoạt đô thị; quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị tỉnh Bình Dương; khai thông dòng chảy để khắc phục tình trạng ngập lụt tại một số kênh rạch thuộc TX.Thuận An và huyện Dầu Tiếng, góp phần mang lại hiệu quả đáng kể trong cộng đồng.

Vẫn còn nhiều dự án đang triển khai

Để góp phần tích cực ứng phó với BĐKH, Bình Dương đang tiếp tục triển khai thực hiện các Dự án “Giải pháp bảo vệ rừng trong điều kiện BĐKH”. Dự án này được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí dự kiến trên 1,6 tỷ đồng; Dự án “Tuyên truyền vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một” do Sở Công thương chủ trì, hiện gửi Sở Tài chính thẩm định với tổng kinh phí dự kiến 1,6 tỷ đồng…

Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, Bình Dương vẫn gặp khó khăn. Nguyên nhân là do việc áp dụng chế độ, chính sách có thay đổi đơn giá tiền lương nên phải chỉnh sửa hồ sơ, dự án, dự toán thi công nhiều lần; Chương trình mục tiêu quốc gia chưa phân bổ vốn để thực hiện các dự án ưu tiên nên gây áp lực cho địa phương về nguồn vốn để triển khai trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tiếp theo...

Vì vậy, nhằm bảo đảm Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của Bình Dương đạt hiệu quả cao hơn, Bình Dương đã kiến nghị bộ, ngành Trung ương ban hành định mức, đơn giá điều tra khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của hạn hán làm cơ sở để lập, thẩm định phê duyệt Dự án “Ứng phó với hạn hán, khô hạn trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Song song đó, cắm lại hệ thống cọc, mốc cảnh báo lũ trên sông Sài Gòn - Thị Tính và bàn giao cho địa phương quản lý; đầu tư các công trình chống lũ ven sông Sài Gòn bằng nguồn kinh phí Trung ương; hỗ trợ nguồn vốn Trung ương để Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Bình Dương trở thành hành động thiết thực của cộng đồng.

P.V

 

 

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Bảo vệ, khai thác bền vững để sử dụng hiệu quả các nguồn nước

Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó tài nguyên nước sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất và sớm nhất do diễn biến bất thường về lượng mưa và nước biển dâng.

Giữa mùa mưa, sông Mê Kông thiếu nước nghiêm trọng

Ủy hội sông Mê Kông dự báo tình trạng khô hạn sẽ tiếp diễn nghiêm trọng tại nhiều nơi, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên ở Việt Nam.

Hà Nội nóng gay gắt 40 độ C, TP.HCM cao nhất 35 độ nhưng tia UV nguy hại sức khỏe

Dự báo đợt nắng nóng ở Bắc Bộ, Hà Nội và Trung Bộ có khả năng kéo dài đến đầu tháng 7. Tại TP.HCM, chỉ số tia UV hôm nay ở mức 10 - mức gây ảnh hưởng rất cao đến sức khỏe.

Biến đổi khí hậu: Sông băng Greenland thu hẹp kỷ lục

Theo một nghiên cứu đăng tải ngày 15/4, dải băng Greenland đã thu hẹp nhiều hơn bất cứ thời điểm nào kể từ khi bắt đầu ghi nhận kỷ lục băng tan vào năm ngoái.

Tháng 1-2020 là tháng 1 nóng nhất trong lịch sử

heo các nhà khoa học của Cơ quan Đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 1-2020 là tháng 1 nóng nhất trong suốt 141 năm ghi nhận nhiệt độ trên toàn cầu.

Không khí Hà Nội lại ô nhiễm nặng, ở mức rất có hại cho sức khỏe

Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí, hầu hết các điểm quan trắc ở Hà Nội đều chuyển màu đỏ - mức có hại cho sức khỏe và hơn 10 điểm quan trắc chuyển màu tím - mức rất có hại.

Philippines có thể hủy một số nội dung SEA Games vì bão

Chính quyền Philippines sơ tán hàng nghìn người dân, chuẩn bị khả năng hủy một số nội dung thi đấu tại SEA Games 30 để ứng phó bão Kammuri.

Hà Nội lại rung chấn do động đất

Nhiều người dân sống trên nhà cao tầng ở Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn... cảm nhận sự rung lắc vào sáng 25/11.

Áp thấp xuất hiện gần Biển Đông, khả năng thành bão ngày 30-10

Vùng áp thấp xuất hiện gần Biển Đông sáng 28-10 được dự báo mạnh thành áp thấp nhiệt đới sau đó thành bão, gây mưa lớn ở miền Trung.

Bầu trời Indonesia đỏ như máu giữa ban ngày

Bầu trời trên một tỉnh của Indonesia đã chuyển sang màu đỏ như máu vào cuối tuần rồi do các vụ cháy rừng lan rộng đang hoành hành nước này. Dân mạng thậm chí so sánh nơi đây với sao Hỏa.