Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 10-5-25 22:25:15
Hotline: 0274 383 347

Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp

0

Tất cả các cuộc bầu cử đều quan trọng, nhưng một số cuộc bầu cử lại làm rung chuyển thế giới.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Colleville-sur-Mer, Pháp, ngày 6/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo tờ Politico của Mỹ, cuộc bầu cử quốc hội sắp tới ở Pháp có thể mang tính tàn phá nặng nề nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh - không chỉ đối với Pháp mà còn đối với EU, NATO và những gì còn sót lại của “trật tự thế giới tự do” thời hậu chiến.

Vị thế lãnh đạo của Pháp tại EU, vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tầm ảnh hưởng quân sự của nước này với tư cách là một cường quốc toàn cầu khiến cuộc bỏ phiếu này gần giống như một “cuộc bầu cử tầm thế giới”, giống như giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và đối thủ cạnh tranh Donald Trump vào tháng 11 năm nay.

Đó là vì bên có thể thắng: đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) và bên nguy cơ thua: một tổng thống Pháp (Emmanuel Macron) đã cố gắng củng cố EU và tìm kiếm sự cân bằng mới, bền vững giữa châu Âu và Mỹ. Cuộc bầu cử này không chỉ nguy cơ đánh dấu sự thất bại mà còn có thể đánh dấu sự xóa bỏ “chủ nghĩa Macron”.

Như vậy hiện tại, sự chú ý của toàn cầu đang tập trung vào những diễn biến chính trị ở Pháp. Đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò với trên 35% phiếu bầu, trong khi Mặt trận Bình dân Mới (NPF), một liên minh do phe cực tả thống trị, ở vị trí thứ hai với hơn 29%, trong khi phe đa số cầm quyền hiện nay chỉ đạt trên 21% phiếu bầu.

Vẫn chưa chắc rằng lãnh đạo RN Marine Le Pen sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội hai vòng, diễn ra vào ngày 30/6 và 7/7. Ngoài ra, ông Macron sẽ vẫn là tổng thống cho đến năm 2027, thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 của ông, bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp sớm.

Nhưng hệ thống của Pháp, cương vị tổng thống chỉ mang tính đại diện trên danh nghĩa. Hầu như toàn bộ quyền lực thực sự theo hiến pháp đều nằm ở quốc hội, thủ tướng và chính phủ. Nếu họ có quan điểm chính trị khác với tổng thống, họ sẽ là người nắm quyền quyết định.

Trong trường hợp khả quan nhất, một quốc hội bị các phe phái chính trị cực đoan thống trị sẽ đẩy nước Pháp vào thời kỳ bất ổn kéo dài. Tệ nhất, nó sẽ dẫn đến việc áp dụng các chính sách hoang phí và chủ nghĩa dân tộc, nhanh chóng gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội ở Pháp. Một cuộc khủng hoảng ở Pháp sẽ nhanh chóng trở thành vấn đề của EU.

Nước Pháp đang trong tình trạng hỗn loạn tài chính. Nợ công lên tới 110% GDP và chính phủ đương nhiệm thâm hụt ngân sách ở mức 5,5% vào năm ngoái. Cả phe cực hữu và cực tả đều cam kết tăng chi tiêu lớn và cắt giảm thuế sẽ làm tăng nợ và thâm hụt, đồng thời vi phạm các quy định của EU.

Bên cạnh đó, Pháp là một trong 20 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Điều gì sẽ xảy ra nếu phần bù rủi ro đối với trái phiếu của Pháp tăng vọt? EU hiện có cơ chế can thiệp vào hoạt động mua trái phiếu. Nhưng liệu Brussels hay Berlin có sẵn sàng đồng ý với một động thái như vậy không, nếu cuộc khủng hoảng bị kích động bởi những cam kết chi tiêu không được tài trợ của Pháp?

Cùng với đó, viễn cảnh phe cực hữu lên cầm quyền đang hiển hiện ngày một gần thêm, song song với đó là những lo ngại về nguy cơ nước Pháp rời khỏi EU. Những ngày gần đây, một bộ phận dư luận cũng như một số nhà chính trị ở Pháp đã cảnh báo nước Pháp sẽ bị đặt trước nguy cơ ra khỏi EU một khi đảng cực hữu RN lên cầm quyền sau kỳ bầu cử Quốc hội tới. Nhật báo Libération cho rằng cử tri Pháp sẽ không chỉ đi bầu Quốc hội mới, mà họ còn có thể quyết định số phận của nước Pháp trong EU.

Một cam kết khác của phe cực hữu cũng có nguy cơ xung đột với EU: RN chủ trương hạn chế sự tự do đi lại trong khu vực Schengen, theo đó “chỉ dành cho công dân của các quốc gia thành viên”. Nhưng điều này cũng vi phạm luật pháp châu Âu vì tự do lưu thông dành cho người nước ngoài hợp pháp (bao gồm cả khách du lịch, mà Pháp là một trong những điểm đến hàng đầu trên thế giới). Chưa kể việc thiết lập kiểm soát để phân biệt người trong với người ngoài khu vực Schengen có thể sẽ gây những rắc rối ngoại giao và Pháp phải chịu các biện pháp trả đũa.

Theo Báo Tin tức

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ tầm nhìn táo bạo sau 100 ngày tại nhiệm

Phát biểu trong chương trình "Meet the Press" tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Florida, ông Trump đưa ra một loạt tuyên bố đáng chú ý về thuế quan, nhập cư, đối ngoại và cả tương lai chính trị của mình.

“Chân lý lịch sử 30/4” qua lăng kính kênh truyền hình CNC của Campuchia

Kênh truyền hình CNC đã đăng phát nhiều bài viết, bình luận với chủ đề "Chân lý lịch sử 30/4 của Việt Nam,”

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Các hãng truyền thông lớn trên thế giới đã đồng loạt đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh nổi bật về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.

50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Lào ca ngợi Đại thắng mùa Xuân 1975

Truyền thông Lào khẳng định Chiến thắng 30/4 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, vẻ vang nhất, đưa đất nước Việt Nam tiến vào thời kỳ độc lập, tự do, thống nhất, hòa bình và phát triển ổn định.

Dư luận Mỹ: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước

44% số người trưởng thành Mỹ được hỏi nhận xét Chiến tranh Việt Nam là không chính đáng, trong khi 50% số người được hỏi nói rằng vẫn không hiểu về việc Mỹ đang chiến đấu vì điều gì ở Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Nga ngừng bắn vĩnh viễn ở Ukraine

Người phát ngôn Nhà Trắng nhấn mạnh ông Trump ngày càng bức xúc với Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky, và cả hai cần phải ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt cuộc chiến.

Anh thông báo dỡ bỏ trừng phạt đối với Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Syria

Thông báo của Văn phòng Thực thi trừng phạt tài chính Anh nêu rõ Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng Syria đã “được xóa khỏi Danh sách Hợp nhất và không còn phải chịu lệnh đóng băng tài sản nữa.”

Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về xung đột Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hiện chưa thay đổi lập trường.

Số du khách thiệt mạng trong vụ tấn công ở Kashmir có thể tăng lên hơn 20 người

Những phần tử khủng bố có vũ trang đã bất ngờ nổ súng vào đám đông, phá vỡ sự yên bình của một địa danh thường được gọi là "Thụy Sĩ thu nhỏ" của Kashmir.

Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine

Trả lời phỏng vấn, Tổng thống Nga Putin khẳng định nước này “giữ thái độ tích cực đối với bất kỳ sáng kiến hòa bình nào” và “mong đợi bước đi tương tự” từ phía Ukraine.