Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 30-4-25 16:36:29

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Nỗ lực cuối cùng của bà Timoshenko

0

Tòa án hành chính tối cao Ukraina (VASU) mới đây đã ra phán quyết tạm ngừng hiệu lực quyết định của Ủy ban bầu cử trung ương về thắng lợi của ứng cử viên Viktor Yanukovich trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai vừa qua với lý do để tạm thời xem xét đơn kiện mới được gửi lên của đương kim Thủ tướng Yulia Timoshenko.

 

Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau phiên xử vào ngày 19-2-2010. Dù có thể thành công trong việc làm chậm thời điểm lên nắm quyền của Yanukovich, nhưng bà Timoshenko được đánh giá khó có khả năng lật lại được thế cờ vốn đã an bài. Chính vì vậy, lá đơn kiện trên chỉ được coi là nỗ lực "mặc cả" cuối cùng nhằm hy vọng tiếp tục giữ lại chiếc ghế thủ tướng của bà Timoshenko...

 

Cơ sở để đòi tòa án tạm ngừng hiệu lực quyết định của Ủy ban Bầu cử trung ương được bà Timoshenko giải thích rằng: đó là một "biện pháp phòng ngừa" để đảm bảo Yanukovich không thể tuyên thệ nhậm chức trước thời hạn, trước khi có được phán quyết chính thức về tính hợp lệ của Ủy ban Bầu cử.

  

Cuộc “cách mạng cam” đã thực sự chấm dứt đối với Yulia Timoshenko.

Đương kim Thủ tướng Timoshenko thật ra còn nộp một lá đơn khác lên tòa án đòi cấm ông Yanukovich tuyên thệ nhậm chức. Tuy nhiên, lá đơn này đã không được xem xét do ông Yanukovich trên danh nghĩa không phải là bị cáo. 

 

Trước đó, Ủy ban Bầu cử trung ương Ukraina hôm 14-2 đã chính thức tuyên bố ứng cử viên Viktor Yanukovich là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.

 

Cụ thể theo biên bản tổng hợp cuối cùng, trong vòng hai ông Yanukovich đã nhận được 48,9% số phiếu bầu của cử tri (12.481.268 phiếu bầu), so với 45,47% (11.593.340 phiếu bầu) của đương kim Thủ tướng Yulia Timoshenko. Ngoài ra, còn có 4,36% số cử tri (1.113.051 lá phiếu) không ủng hộ bất cứ ai trong hai ứng cử viên. Như vậy, khoảng cách phân định thắng lợi chính thức giữa ông Yanukovich với bà Timoshenko là 3,48%. 

 

Ngay sau cuộc bầu cử vòng hai, bà Yulia Timoshenko tuyên bố khẳng định đã có một loạt những hành vi gian lận. Tuy nhiên, cựu thủ lĩnh của cuộc "Cách mạng cam" cho biết sẽ không tận dụng những biện pháp biểu tình tuần hành trước đây, mà chỉ tập trung nộp đơn lên xem xét tại tòa án các cấp.

 

"Tôi sẽ không tập hợp mọi người trên quảng trường và sẽ không để xảy ra bất kỳ trường hợp xung đột công khai nào. Ukraina đang cần sự ổn định và bình yên hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ chỉ hành động trong khuôn khổ luật pháp và trên tòa án. Nhưng tôi muốn khẳng định rõ ràng rằng: Yanukovich không phải là tổng thống của chúng ta. Dù tình hình có biến chuyển như thế nào, ông ta sẽ không bao giờ trở thành tổng thống được bầu hợp pháp của Ukraina" - Timoshenko phát biểu ngay sau khi kết quả chính thức được công bố.

 

Theo tuyên bố từ phía Ủy ban Bầu cử trung ương, mọi thủ tục trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua đã được tiến hành trung thực và đúng quy định nên không thể có một cuộc bầu cử vòng 3 nào nữa. Chính vì vậy, đơn kiện từ bà Timoshenko được một thành viên ủy ban này đánh giá chẳng khác gì "một lá thư rác" về mặt pháp lý. 

 

Bản thân các quan sát viên độc lập cũng cho rằng, rất khó có khả năng bà Timoshenko có thể lật lại thế cờ như thời điểm 5 năm trước đây. Theo họ, để có thể có phán quyết kiểm lại phiếu, bên nguyên đơn phải đưa ra được những bằng chứng rõ ràng về những hành vi vi phạm nghiêm trọng tại hàng loạt các điểm bỏ phiếu. Đây là chuyện không thể có trong bối cảnh các quan sát viên phương Tây cũng phải thừa nhận, cuộc bầu cử đã diễn ra một cách hoàn toàn hợp lệ và minh bạch.

 

Cần biết rằng, để có thể chính thức tuyên bố người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, Ủy ban Bầu cử trung ương không chỉ nhận được biên bản chính thức từ 225 Ủy ban Bầu cử khu vực, mà còn phải khẳng định chắc chắn rằng sẽ không có tranh chấp tòa án nào liên quan đến quá trình bầu cử. Sau khi tuyên bố kết quả bầu cử, các bên liên quan có quyền nộp đơn lên VASU trong vòng 5 ngày, và tòa sẽ đưa ra phán quyết trong vòng 2 ngày kể từ khi nhận đơn.

 

Cơ hội thắng lợi của bà Timoshenko trong cuộc tranh chấp pháp đình còn khó khăn hơn nhiều nếu tính tới chuyện "ân oán" cách đây không lâu giữa họ với chính VASU. Ngay mới tháng 1 vừa qua, đương kim Thủ tướng Timoshenko còn âm mưu gạt bỏ Chủ tịch VASU là ông Aleksander Pasenkuk (người được Tổng thống Viktor Yushchenko bổ nhiệm) để thay thế bằng tay phó Nikolay Sirosha của mình.

 

Tuy nhiên, sau khi gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía các cơ quan pháp lý, Cơ quan Chính phủ biện hộ với lý do sự cẩu thả của VASU khiến họ đánh mất cả con dấu chính thức, không thể làm được thủ tục cho các quyết định của tòa án. Nhưng Chủ tịch Pasenkuk đã khẳng định rằng, con dấu vẫn an toàn ngay tại phòng làm việc của ông. 

 

Với việc Quốc hội Ukraina đã chính thức ấn định thời điểm tuyên thệ nhậm chức của ông Yanukovich vào ngày 25-2 tới đây, bản thân VASU cũng không thể kéo dài thời gian xem xét đơn của bà Timoshenko. Chính vì vậy, ý kiến chung của các nhà quan sát đều cho rằng, việc bà Timoshenko nộp đơn lên VASU thực ra chỉ là một đòn "mặc cả quyền lực" với Tổng thống mới đắc cử Yanukovich, hy vọng có thể bảo vệ được chiếc ghế thủ tướng của mình.

 

Trước đó, phản ứng trước lời kêu gọi từ chức của ông Yanukovich, bà Timoshenko đã khẳng định sẽ không rời bỏ vị trí này, đồng thời sẽ nỗ lực làm tất cả để củng cố liên minh chính trị của mình trong Quốc hội.

(Theo CAND)

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nóng “đường đua” vào Nhà Trắng

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động cuộc đua tái tranh cử chưa từng có tiền lệ với lời kêu gọi người Mỹ chọn ông một lần nữa để “cứu vãn nền dân chủ”.

Cú huých 6 tỉ USD của ông Biden ở Bắc Ailen

Ông Joe Biden đã treo khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD trước mặt các nhà lãnh đạo Bắc Ireland với lời hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước với sự đầu tư của Mỹ nếu việc chia sẻ quyền lực được khôi phục.

Ấn Độ: Ông Rahul Gandhi vạ miệng

Một phiên tòa đang gây chú ý mạnh trong dư luận Ấn Độ, bị can trong vụ án là một chính khách nổi tiếng, ông Rahul Gandhi, con trai gia tộc Gandhi - gia tộc chính trị lớn nhất Ấn Độ.

“Donald Trump trong mắt bão”

Ngày 30-3-2023 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với việc lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị truy tố, không những vậy, ông còn là nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính giới Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ với “ngoại giao đường ống” ở Trung Á

Cuộc gặp 3 bên vào tháng 12/2022 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan đã cho thấy rằng Ankara có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối một vùng Trung Á giàu khí đốt với phương Tây.

Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?

Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao - biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.

Phe cực hữu Israel gây lo ngại cho đối tác Arab

Cây bút bình luận của tờ báo thiên tả Haaretz của Israel đã viết rằng Hiệp định Abraham, theo đó Israel được 4 quốc gia Arab, bao gồm cả UAE, công nhận vào năm 2020

Thách thức đang chờ Tổng thống Lula Da Silva

Ngày 1/1/2023, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, khi nhậm chức đã giàn giụa nước mắt tuyên thệ đưa đất nước Brazil thoát ra khỏi “thảm họa”

Nhật Bản: Nội các chính phủ lao đao vì bê bối

Những ngày cuối năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lại đối mặt với những trở ngại chính trị gay gắt sau khi Bộ trưởng Tái thiết của ông trở thành thành viên thứ tư trong nội các dính bê bối

Israel: Ông Netanyahu thành lập chính phủ cực hữu

Chính phủ liên hiệp cực hữu của ông Benjamin Netanyahu được thành lập vào phút cuối, chỉ vài tiếng trước khi hết thời hạn chót cho việc hình thành chính phủ.