Hotline: 0274 383 347
Thứ ba, 29-4-25 22:51:09

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Ông Syed Saddiq, tân Bộ trưởng trẻ tuổi nhất Malaysia

0

Ngày 2-7-2018, Syed Saddiq chính thức tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao tại cung điện Hoàng gia Malaysia cùng với 13 tân bộ trưởng khác. Ở độ tuổi chỉ mới 25, Syed Saddiq trở thành bộ trưởng trẻ nhất trong lịch sử nội các Malaysia và điều này gây bất ngờ cho dư luận Malaysia.

Các chuyên gia nhận định, Syed Saddiq là “chiến lược trẻ hóa” của Thủ tướng Mahathir. Ông Khairy Jamaluddin, người tiền nhiệm của Syed Saddiq, được coi là bộ trưởng trẻ nhất vào năm 2013 khi nhậm chức ở tuổi 37.

Với vị trí lãnh đạo Bộ Thanh niên và Thể thao, có lẽ Syed Saddiq Abdul Rahman sẽ giúp thủ tướng Mahathir kết nối thuận lợi hơn với giới trẻ Malaysia - một quốc gia “trẻ” với độ tuổi trung bình của người dân là 28, theo số liệu của Tổng cục Thống kê quốc gia Malaysia.


Syed Saddiq (trái) và thủ tướng Mahathir trong cuộc họp báo.

Trong khi đó, Thủ tướng Mahathir Mohamad mừng thọ tuổi 93 vào ngày 10-7, tức cao gấp 3 lần so với tuổi trung bình của người Malaysia. Tên tuổi của Thủ tướng Mahathir - chính trị gia xuất thân từ tầng lớp bác sĩ - gắn liền với nhiều dự án cơ sở hạ tầng mang tính tiên phong như là cầu Penang, đường cao tốc Bắc-Nam và sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

Ông Mahathir cũng không hề che giấu quan điểm ưu tiên sử dụng các chính trị gia trẻ tuổi của đất nước. Đó là lý do Mahathir mở cửa cho Syed Saddiq bước vào nội các Malaysia để giúp làm cầu nối giữa ông và lực lượng cử tri trẻ tuổi đông đảo của Malaysia.

Syed Saddiq chào đời trong gia đình trung lưu ở bang Johor miền nam Malaysia và theo học 2 trường đại học danh tiếng trong nước là Đại học Quân đội Hoàng gia và Đại học Hồi giáo quốc tế. Syed Saddiq được công chúng chú ý lần đầu tiên sau 3 lần đoạt giải nhà tranh luận xuất sắc nhất châu Á trong giải vô địch hùng biện do Asian British Parliamentary (ABP, Nghị viện Anh-châu Á) tổ chức.

Một lần nữa, Saddiq tiếp tục gây chú ý đối với dư luận khi thẳng thắn từ chối nhận học bổng thạc sĩ toàn phần do Đại học Oxford Anh cấp hồi tháng 6-2018 vì “muốn ở lại” Malaysia để tranh cử vào Nghị viện bang Johor nhằm “phục vụ nhân dân”.

Không dừng lại ở đó, Syed Saddiq có tham vọng tiến sâu hơn nữa vào chính trường Malaysia. Ví dụ, người ta thấy Syed Saddiq hay xuất hiện bên cạnh ông Mahathir trong các sự kiện họp báo và cả trên các nền tảng mạng xã hội. Syed Saddiq còn nổi tiếng là gương mặt ảnh hưởng trên các nền tảng xã hội - nhất là Instagram với hơn 987.000 người theo dõi và rất nhiều bức ảnh của anh thu hút hàng ngàn người bấm “like”.

Ngoài ra, Syed Saddiq còn điều hành các phiên trò chuyện trực tuyến trên Facebook Live, nơi thể hiện rõ nét mọi sắc thái trong cuộc sống của thanh niên Malaysia. Nhờ nền tảng xã hội, Syed Saddiq nắm được tình hình của khoảng 400.000 thanh niên bang Johor đang lao động tại Singapore. Trong một video dài 29 phút xuất hiện trên YouTube hồi đầu năm 2018, Mahathir và Syed Saddiq cùng bàn luận về lợi ích của việc học tiếng Anh đối với giới trẻ Malaysia.

Mối quan hệ gắn bó giữa Mahathir và Syed Saddiq rõ nét hơn khi tân Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao gọi ông Mahathir là “Cikgu Mahathir” (Thầy Mahathir) - một điều mà chỉ có vài người dám làm như thế.


Syed Saddiq (giữa) cam kết mang lại nhiều cải cách cho giới trẻ Malaysia.

Syed Saddiq là một trong 13 bộ trưởng và 23 thứ trưởng mới được Thủ tướng Mahathir Mohamed bổ nhiệm vào nội các và chính thức tuyên thệ trước Vua Sultan Muhammad V tại cung điện hoàng gia hôm 2-7-2018. Trong một cuộc họp báo, tân Bộ trưởng Syed Saddiq tuyên bố quyết định bổ nhiệm là “quan trọng” để mở cánh cửa cho công dân trẻ tuổi Malaysia có cơ hội bộc lộ “quan điểm và tiếng nói”.

Syed Saddiq phát biểu: “Chúng tôi hy vọng việc bổ nhiệm sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn nữa cho thanh niên tiến bước trong tương lai”. Năm 2016, Syed Saddiq cùng một nhóm các nhà hoạt động trẻ tuổi phát đi thông điệp bác bỏ vai trò lãnh đạo của cựu Thủ tướng Najib Razak sau khi có cáo buộc án tham nhũng chống lại ông này. Trong chiến dịch vận động chính trị, Syed Saddiq cam kết giải quyết một số vấn đề mấu chốt cho thanh niên như: Nhà ở với giá rẻ, Internet tốc độ cao, tín dụng cho sinh viên.

Syed Saddiq từng viết trên Twitter: “Tôi không sinh ra từ gia đình giàu có nhưng gia đình tôi giàu tình yêu và sự quan tâm... Bất chấp mọi khó khăn, tôi không nói với cha mẹ tôi về khả năng tài chính hạn hẹp của bản thân vì biết họ cũng đã nỗ lực làm việc hết sức”.

Syed Saddiq bình luận về Thủ tướng Mahathir Mohamad: “Trong thời gian 10 năm giữ cương vị Thủ tướng, ông Mahathir nổi tiếng với việc bổ nhiệm nhiều nhà lãnh đạo trẻ tuổi vào các vị trí cao cấp trong chính phủ”.

Giới quan sát chính trị Malyasia cho rằng hiện nay hãy còn quá sớm để để đánh giá năng lực của Ssyed Saddiq trong vị trí mới cũng như liệu anh có đủ khả năng để trở thành chính khách “tiềm năng” thay thế được ông Mahathir hay không. Syed Saddiq còn phải nỗ lực rất nhiều để chứng minh sự chín chắn và trưởng thành về chính trị của bản thân. 

Theo CAND

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nóng “đường đua” vào Nhà Trắng

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động cuộc đua tái tranh cử chưa từng có tiền lệ với lời kêu gọi người Mỹ chọn ông một lần nữa để “cứu vãn nền dân chủ”.

Cú huých 6 tỉ USD của ông Biden ở Bắc Ailen

Ông Joe Biden đã treo khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD trước mặt các nhà lãnh đạo Bắc Ireland với lời hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước với sự đầu tư của Mỹ nếu việc chia sẻ quyền lực được khôi phục.

Ấn Độ: Ông Rahul Gandhi vạ miệng

Một phiên tòa đang gây chú ý mạnh trong dư luận Ấn Độ, bị can trong vụ án là một chính khách nổi tiếng, ông Rahul Gandhi, con trai gia tộc Gandhi - gia tộc chính trị lớn nhất Ấn Độ.

“Donald Trump trong mắt bão”

Ngày 30-3-2023 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với việc lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị truy tố, không những vậy, ông còn là nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính giới Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ với “ngoại giao đường ống” ở Trung Á

Cuộc gặp 3 bên vào tháng 12/2022 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan đã cho thấy rằng Ankara có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối một vùng Trung Á giàu khí đốt với phương Tây.

Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?

Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao - biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.

Phe cực hữu Israel gây lo ngại cho đối tác Arab

Cây bút bình luận của tờ báo thiên tả Haaretz của Israel đã viết rằng Hiệp định Abraham, theo đó Israel được 4 quốc gia Arab, bao gồm cả UAE, công nhận vào năm 2020

Thách thức đang chờ Tổng thống Lula Da Silva

Ngày 1/1/2023, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, khi nhậm chức đã giàn giụa nước mắt tuyên thệ đưa đất nước Brazil thoát ra khỏi “thảm họa”

Nhật Bản: Nội các chính phủ lao đao vì bê bối

Những ngày cuối năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lại đối mặt với những trở ngại chính trị gay gắt sau khi Bộ trưởng Tái thiết của ông trở thành thành viên thứ tư trong nội các dính bê bối

Israel: Ông Netanyahu thành lập chính phủ cực hữu

Chính phủ liên hiệp cực hữu của ông Benjamin Netanyahu được thành lập vào phút cuối, chỉ vài tiếng trước khi hết thời hạn chót cho việc hình thành chính phủ.