Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 15-5-25 21:34:49

'Phải dấn thân để không bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0'

0

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp phải "dấn thân hơn nữa"mới mong thành công trong cuộc cách mạng 4.0.

Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam 2017 (Vietnam ICT Summit 2017) tập trung bàn về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng những cỡ hội và thách thức đối với Việt Nam.

Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã khảo sát nhanh gần 250 doanh nghiệp, tổ chức tham gia sự kiện và nhận thấy 35,2% tổ chức đã chuẩn bị và sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, 58.7% đã tìm hiểu nhưng chưa sẵn sàng hoặc chưa biết chuẩn bị gì, chỉ 6.1% không hiểu gì và chưa biết chuẩn bị ra sao.

"Chúng ta đã nói nhiều về cách mạng lần thứ tư, tôi cũng dấn thân vào cuộc tranh luận đấy. Có các ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất rằng chúng ta phải kết nối với nhau chặt chẽ hơn giữa nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp. Thứ hai, chúng ta phải cởi mở và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Sự có mặt của đại diện các doanh nghiệp đa quốc gia và các đại sứ tại sự kiện phần nào thể hiện điều này", Phó Thủ tướng cho hay.

phai-dan-than-de-khong-bo-lo-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40

Ông Vũ Đức Đam cũng cho rằng Việt Nam đã nói nhiều về công nghiệp 4.0 và giờ là lúc phải hành động, phải xây dựng hạ tầng CNTT hoàn chỉnh, đi trước một bước so với nhu cầu phát triển đặc biệt là hạ tầng băng thông rộng, đẩy mạnh thuê ngoài dịch vụ CNTT, cần có cơ chế thúc đẩy smartphone, băng rộng tới mọi ngõ ngách trên cả nước.

"Các tổ chức quốc tế chỉ ra rằng, để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, 20 năm tới Việt Nam phải tăng thu nhập tối thiểu trên đầu người 7%, tăng GDP 7,5-8% mỗi năm. Tăng trưởng phải bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường, thuần phong mỹ tục… Chúng ta có chịu thua không? Chúng ta có dám dấn thân không? Nhân lực nếu là 'con trâu đi trước, cái cày đi sau' thì không bao giờ thoát được. Chỉ bằng nguồn nhân lực tập trung vào những lĩnh vực mới, có thể tạo ra những bước phát triển đột phá thì may chăng có thể bứt lên được. Mỗi người, mỗi cơ quan hãy vì lợi ích chung làm những việc vốn không mới nhưng với tâm thế mới", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA, cũng chia sẻ rằng Việt Nam đã bỏ lỡ ba cuộc cách mạng công nghiệp và chúng ta đã phải trả giá. Lần này là cơ hội hiếm có để Việt Nam có thể thực hiện khát vọng trở thành quốc gia thịnh vượng. Không có thay đổi nào dễ dàng, nhất là trong cuộc chuyển đổi cách mạng. Quan trọng là thái độ cởi mở, tinh thần, dũng khí vượt khó khăn để nắm bắt thời cơ và sự dấn thân của tất cả các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi người và nhất là của các nhà lãnh đạo quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết Bộ sẽ xây dựng và đề xuất các chính sách để đảm bảo phát triển hạ tầng số, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin quốc gia, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực CNTT, cơ chế ưu đãi, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp. Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh đổi mới giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tận dụng được lợi thế và cơ hội phát triển của cách mạng công nghiêp lần thứ tư.

Đại diện Microsoft cũng trình bày về những thách thức khi đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khẳng định vai trò của trí tuệ nhân tạo AI và các giải pháp học máy (machine learning) sẽ trở thành công cụ đắc lực, giúp tổ chức và doanh nghiệp vượt qua các thách thức và phát triển hiệu quả. 

"Trước ngưỡng cửa cuộc công nghiệp 4.0, các do anh nghiệp cần nắm bắt lợi thế của chuyển đổi số, nâng cao hiệu suất vận hành từ những công cụ vượt trội của điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và IoT", ông Phạm Trần Anh, đại diện Microsoft Việt Nam, chia sẻ.

Theo VNE

XEM NHIỀU

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh công tác số hóa dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cắt giảm giấy tờ trong giải quyết thủ tục dịch vụ công về lĩnh vực cư trú.

Triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, chính quyền số

Sáng 18-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số, Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Bình Dương: Chỉ số chuyển đổi số xếp hạng 7/63, tăng 12 bậc

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số chuyển đổi số năm 2023 (Chỉ số DTI) của Bình Dương tăng 12 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên vào Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chỉ số DTI.

Ngành thông tin và truyền thông: Hành trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số

Trong suốt 20 năm thành lập và phát triển, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số.

Triển khai chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị

Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hơn 14.000 người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số

Chiều 23-12, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch “Đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (ban chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024.

Chuyển đổi số: Hướng tới cộng đồng, đổi thay đời sống

Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa vời mà trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hành chính công cho đến sản xuất, kinh doanh, giáo dục và y tế.

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng: Bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số

Trong 4 ngày (13, 14, 15 và 16-12), tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tỉnh Bình Dương năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chú trọng xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Chiều 16-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin tỉnh Bình Dương năm 2024”.