Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 30-4-25 19:30:12

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

0

Kính viễn vọng James Webb chụp được hình ảnh của 6 thiên hà khổng lồ.

Thông qua kính viễn vọng không gian James Webb, các nhà thiên văn học đã phát hiện 6 thiên hà (galaxy) khổng lồ xuất hiện không lâu sau "Vụ nổ lớn" (Big bang), đặc biệt chúng có tốc độ hình thành đáng kinh ngạc, trái ngược với hiểu biết hiện tại của nhân loại về vũ trụ.

Kính viễn vọng James Webb có thể nhìn sâu vào vũ trụ hơn so với bất kỳ loại kính viễn vọng nào ra đời trước loại kính này. Đối với khám phá mới nhất, kính viễn vọng đã phát hiện các thiên hà hình thành từ 500 đến 700 năm triệu năm sau "Vụ nổ lớn" - xảy ra 13,8 tỷ năm trước, đồng nghĩa với việc vũ trụ thực ra "trẻ" hơn tuổi hiện tại khoảng 5%.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, thiết bị NIRCam của James Webb với khả năng hoạt động ở bước sóng hồng ngoại gần mà mắt thường không thể nhìn thấy, đã ghi nhận 6 thiên hà tại một vùng bầu trời mà khoa học chưa có nhiều khám phá.

Kính viễn vọng không gian Hubble đã từng ghi nhận dấu vết của 2 trong số 6 thiên hà này, song do hình ảnh thu được khi đó quá mờ nên các dấu vết này không được chú ý đến.

Các nhà khoa học vẫn phải thực hiện một số phép đo khác để xác minh sự tồn tại của 6 thiên hà này, song họ cho rằng các thiên hà chứa nhiều ngôi sao hơn dự tính, thậm chí có 1 thiên hà được cho là chứa khoảng 100 tỷ ngôi sao.

Tác giả của nghiên cứu Ivo Labbe đến từ Đại học Công nghệ Swinburne (Australia) nhấn mạnh với số lượng đó, thiên hà này có thể có kích thước tương đương với Dải Ngân hà (Milky way) - thiên hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Theo ông Labbe, Dải Ngân hà đã mất khoảng thời gian tương đương với khoảng thời gian vũ trụ hình thành để tập hợp các ngôi sao. Tuy nhiên, thiên hà trẻ trên chỉ mất khoảng 700 triệu năm để đạt được mức phát triển tương tự, đồng nghĩa tốc độ hình thành của thiên hà này nhanh gấp 20 lần so với tốc độ của Dải Ngân hà.

Ông Labbe cho biết việc có những thiên hà xuất hiện sớm như vậy ngay sau Big Bang là điều trái ngược hoàn toàn với lý thuyết của mô hình vũ trụ hiện tại mà nhân loại biết đến.

Theo lý thuyết, các thiên hà phát triển chậm từ "những điểm khởi đầu rất nhỏ," kích thước nhỏ hơn khoảng 10-100 lần so với kích thước hiện nay cho thấy. Nhưng kích thước của các thiên hà này trên thực tế lại quá lớn, là điểm bất hợp lý trong lý thuyết trên.

Các nhà khoa học cho rằng vật chất tối (dark matter) có thể đã tác động và dẫn đến kết quả trên. Dù khoa học chưa có nhiều hiểu biết về vật chất tối, song cho rằng nó đóng vai trò then chốt trong quá trình hình thành các thiên hà.

Ông Labbe lý giải, khi vật chất tối "kết khối" tạo thành một vầng hào quang, nó thu hút khí từ vũ trụ xung quanh, từ đó tạo thành một thiên hà và các ngôi sao. Tuy nhiên, ông Labbe cho biết quá trình này được cho là sẽ mất nhiều thời gian và "trong vũ trụ sơ khai, không có nhiều 'khối' vật chất tối như vậy."

Nhà vật lý thiên văn David Elbaz, tại Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp cho biết, các thiên hà mới được phát hiện có thể chỉ ra rằng mọi thứ trong vũ trụ sơ khai đã phát triển nhanh hơn nhiều so với ước tính trước đây, cho phép các ngôi sao hình thành "hiệu quả hơn." Điều này có thể liên quan đến những dấu hiệu gần đây cho thấy bản thân vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn chúng ta từng nghĩ.

Ông Elbaz là một trong số nhiều nhà khoa học tham gia dự án kính viễn vọng không gian Euclid của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, dự kiến được phóng vào tháng Bảy.

Ông Elbaz cho biết nhiệm vụ của Euclid là khám phá bí mật của vật chất tối và năng lượng tối, do đó cũng có thể mang lại giải đáp liên quan sự phát triển của 6 thiên hà./.

Theo TTXVN

Tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức

Sáng 24-4, UBND TP.Tân Uyên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.Tân Uyên.

Tạo xung lực, khí thế mới về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.

Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo

Bình Dương đang tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Bình Dương hướng đến trở thành điểm đến về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á.

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư

Vaccine mới do Giáo sư Qiaobing Xu và các đồng nghiệp phát triển sử dụng một hỗn hợp các mảnh protein từ khối u rắn để kích thích hệ miễn dịch nhận diện và tấn công tế bào ung thư.

Cổng thông tin điện tử Bình Dương nằm trong tốp 10 có lượt truy cập nhiều nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố kết quả đánh giá cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước năm 2024.

Hai phi hành gia trở về Trái Đất sau 9 tháng mắc kẹt trên ISS

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon đưa hai phi hành gia trở về Trái Đất sẽ triển khai bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.

Phát hiện phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho ung thư gan ác tính

Các thí nghiệm trên động vật đã cho thấy kết quả khả quan và nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục phát triển phương pháp này để kiểm tra hiệu quả điều trị trên bệnh nhân.

Xây dựng Bình Dương thành đô thị hiện đại, thông minh- Bài cuối

Bài cuối: Khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế

Lãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn công tác của Ủy Ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội

Chiều nay 26-2, ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội khóa XV.

Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Bình Dương họp lần 2

Sáng 24-2, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã họp lần thứ 2