Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 28-4-25 19:46:35

Phát huy giá trị làng nghề gắn với phát triển du lịch

0

Những chính sách hỗ trợ, kết nối, quảng bá xúc tiến du lịch là giải pháp để TP.Tân Uyên giữ gìn và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Việc gắn kết phát triển làng nghề với du lịch sinh thái không chỉ giúp quảng bá sản phẩm mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương.

 

Đoàn Giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh khảo sát làng nghề mây tre đan trên
địa bàn phường Tân Phước Khánh

Khai thác hiệu quả làng nghề

TP.Tân Uyên hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt động gắn với nghề truyền thống địa phương. Trong đó, nghề gốm sứ và mây tre lá là 2 nghề truyền thống có nhiều tiềm năng khai thác phát triển du lịch. Cơ sở sản xuất Mây tre lá Thành Lộc tại khu phố Khánh Hội, phường Tân Phước Khánh là một trong những điển hình, với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm thủ công từ cói, mây, tre và lá. 

Với quy mô sản xuất gồm một khu xưởng rộng khoảng 2.000m² và khu vực trưng bày sản phẩm có diện tích 500m², Cơ sở sản xuất Mây tre lá Thành Lộc đủ sức tiếp đón 50 - 70 khách du lịch mỗi lượt tham quan. Bà Huỳnh Thị Kim Tuyến, Giám đốc Công ty TNHH Mây tre lá Thành Lộc, cho biết hiện tại xưởng có đội ngũ lao động gồm 50 công nhân lành nghề, trong đó nhiều người có từ 10 - 20 năm kinh nghiệm. 

Các công nhân không chỉ tham gia vào khâu sản xuất đan mà còn được đào tạo để giới thiệu nghề và sản phẩm đến du khách. Với sản phẩm chủ yếu như rổ, rá, chiếu, túi xách, đồ trang trí, Cơ sở sản xuất Mây tre lá Thành Lộc đã tạo dựng được thương hiệu nhờ kỹ thuật thủ công tinh xảo và nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường. 

Các sản phẩm của Công ty TNHH Mây tre lá Thành Lộc đã chinh phục được nhiều thị trường trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, các mặt hàng như giỏ đựng đồ, thảm, khay đựng và đồ trang trí nội thất được tiêu thụ mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Đặc biệt, các sản phẩm mây tre đan của Thành Lộc còn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hiện đã có mặt tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, một số nước châu Âu. 

Ngoài mây tre lá, gốm sứ cũng là nghề truyền thống lâu đời trên đất Tân Uyên. Các cơ sở gốm sứ tại địa phương chủ yếu sản xuất các sản phẩm gốm gia dụng, gốm mỹ nghệ. Làng nghề gốm sứ nổi bật với kỹ thuật nung bằng ga và hoa văn đặc trưng, thể hiện sự độc đáo văn hóa hướng về những hình ảnh, kiểu mẫu gốm xưa. 

Năm 2024, các cơ sở gốm sứ đã tham gia nhiều chương trình triển lãm do tỉnh, TP.Tân Uyên tổ chức, được UBND tỉnh, UBND thành phố tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Nhiều sản phẩm của các cơ sở gốm sứ của thành phố đạt danh hiệu “Sản phẩm nông thôn tiêu biểu”. Các cơ sở cũng đã tiếp đón nhiều đoàn khách đến tham quan và trải nghiệm thực tế.

Cần sự nỗ lực chung

Bà Bùi Ngọc Hương, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Phước Khánh, cho biết làng nghề truyền thống là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, kinh tế và xã hội của địa phương. Những làng nghề như mây tre lá, gốm sứ không chỉ mang giá trị văn hóa lâu đời mà còn đóng góp lớn vào việc tạo việc làm, phát triển kinh tế và xây dựng thương hiệu địa phương. 

Tuy nhiên, trước những thách thức của thời đại như đô thị hóa, công nghiệp hóa và biến đổi trong xu hướng tiêu dùng, việc giữ gìn và phát huy các làng nghề truyền thống đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách. làng nghề như mây tre lá, gốm sứ không Hiện trên địa bàn phường Tân Phước Khánh có nhiều cơ sở gốm sứ, tuy nhiên phù hợp với phát triển du lịch và còn giữ nét truyền thống thì có 2 cơ sở gốm sứ: Gốm sứ Ngân Hà tại khu phố Bình Hòa 2 và Gốm sứ Tuyền Phát tại khu phố Bình Hòa 1. Đối với nghề mây tre lá có 1 công ty mây tre lá (Công ty TNHH Mây tre lá Thành Lộc), tại khu phố Khánh Hội. 

Dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng theo ông Nguyễn Tấn Phát, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin TP.Tân Uyên, hiện tại việc tham quan, trải nghiệm các ngành nghề truyền thống trên địa bàn vẫn còn manh mún, chưa thật sự trở thành sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh để đưa vào khai thác phục vụ du khách. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất gốm, mây tre lá chủ yếu có quy mô nhỏ, hạn chế trong việc tiếp đón các đoàn khách tham quan có số lượng lớn. 

Địa phương cũng đang phải đối mặt với nguy cơ mai một nghề gốm thủ công truyền thống… Hiện nay, TP.Tân Uyên đang tích cực thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch. Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch trong thời gian tới, nhất là về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ngành nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn thành phố...

“TP.Tân Uyên cũng sẽ xây dựng kế hoạch, đề xuất chính sách hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ngành nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch của địa phương”.

(Ông Nguyễn Tấn Phát, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin TP.Tân Uyên)

HỒNG THUẬN - VĂN DŨNG

 

Tổ chức chương trình giao lưu đờn ca tài tử

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh TP.Tân Uyên và phường Uyên Hưng vừa phối hợp tổ chức chương trình giao lưu đờn ca tài tử.

Tưng bừng Liên hoan Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

UBND TP.Tân Uyên vừa phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức Liên hoan Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer lần thứ II năm 2025.

Đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Thời gian qua, TP.Tân Uyên đẩy mạnh thực hiện Đề án “Công tác dân vận tham gia xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh” bằng nhiều mô hình hay, thiết thực gắn với “Ngày thứ bảy văn minh”...

Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở

Cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế, những năm qua, TP.Tân Uyên đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân...

Góp sức thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai con số

TP.Tân Uyên đã và đang nỗ lực khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với nhiều giải pháp đồng bộ.

Tạo động lực tăng trưởng

Với sự quyết tâm, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác giải phóng mặt bằng tại TP.Tân Uyên thời gian qua đã đạt những kết quả tích cực.

Chuyển đổi số tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp

UBND TP.Tân Uyên vừa đưa vào khai thác và vận hành Trung tâm Điều hành thông minh (IOC), khởi động cho tiến trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị thông minh, với mục tiêu quyết tâm đưa TP.Tân Uyên đạt chuẩn đô thị loại II trong năm 2025.

Quyết tâm cao công tác giải phóng mặt bằng

Là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, năng động của tỉnh, thời gian qua TP.Tân Uyên đã đưa vào khai thác và khởi công mới nhiều dự án trọng điểm

Lan tỏa mô hình “Hộ dân đăng ký học tập và làm theo Bác”

Nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Tân Uyên đã triển khai mô hình “Hộ dân đăng ký học tập và làm theo Bác”.

Chuyển đổi số thúc đẩy tăng trưởng

Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, TP.Tân Uyên đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực với nhiều “điểm sáng”.