Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 14:21:52

Phát huy vai trò trạm y tế lưu động, đưa y tế đến gần người dân- Kỳ 2

0

Kỳ 1: Đáp ứng yêu cầu chống dịch trong tình hình mới

Kỳ 2: Bảo đảm vận hành thông suốt

 Với chức năng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong thời gian thực hiện giãn cách, các trạm y tế lưu động (TYTLĐ) ở các địa bàn “vùng đỏ”, “vùng xanh”, tại các cụm công nghiệp được trang bị đầy đủ phương tiện, nhân lực, vật tư y tế, bình oxy và các loại thuốc điều trị cần thiết... để bảo đảm vận hành thông suốt, kịp thời hỗ trợ điều trị ban đầu người nhiễm Covid-19 (F0).

 Tính cơ động cao

TYTLĐ khu vực phường Thuận Giao (TP.Thuận An) được thành lập ngay từ những ngày đầu phường thực hiện “khóa chặt, đông cứng”. Với nguồn nhân lực gồm 2 bác sĩ, 2 y sĩ và 2 điều dưỡng cùng trang thiết bị tế gồm: 20 giường bệnh, 12 máy oxy, cơ số thuốc điều trị F0 đầy đủ và 2 xe cấp cứu, trạm đủ điều kiện kịp thời xử lý nhanh tình huống khi có bệnh nhân F0 cần điều trị cũng như khám chữa bệnh thông thường cho người dân.

Bác sĩ Nguyễn Đình Thịnh, Trưởng TYTLĐ khu vực phường Thuận Giao, cho biết: “Để phát huy hiệu quả hoạt động, chúng tôi đã xây dựng và ban hành quy trình hoạt động, phân công công việc rất cụ thể từ khâu tiếp nhận thông tin từ người dân gọi qua đường dây nóng. Bộ phận tiếp nhận thông tin gồm: Tổ tiền trạm cấp cứu ban đầu, tổng đài viên, trưởng khu phố, dân quân và quân sự địa phương. Xe cấp cứu có 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng, được trang bị bình oxy và cơ số thuốc đầy đủ, xuống hiện trường thăm khám và phân loại mức độ bệnh nặng, nhẹ; đồng thời xử lý tình huống xảy ra tại chỗ. Bước tiếp theo là đưa bệnh nhân về trạm. Bác sĩ ở đây tiếp tục khám ban đầu để phân loại tình trạng sức khỏe F0 để áp dụng biện pháp điều trị phù hợp (bệnh nhân được điều trị trong thời gian 7 ngày, khi đủ điều kiện về sức khỏe sẽ được cho xuất viện về nhà tiếp tục theo dõi cách ly 14 ngày). Đối với những trường hợp tăng nặng vượt khả năng điều trị của trạm sẽ được chuyển ngay lên tuyến trên (tuyến điều trị tầng 2, tầng 3) để chữa trị kịp thời”.

Các y, bác sĩ tại các TYTLĐ với thiết bị y tế đầy đủ luôn sẵn sàng tiếp cận người bệnh khi cần hỗ trợ

Cũng theo bác sĩ Thịnh, với những F0 được điều trị tại TYTLĐ được theo dõi sức khỏe về huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, nồng độ oxy trong máu (SpO2) định kỳ trong ngày. Nhiều trường hợp F0 đã kịp thời liên hệ với trạm qua số điện thoại đường dây nóng và được các trạm vệ tinh kịp thời hỗ trợ về y tế, đưa về trạm chữa trị kịp thời. Ưu điểm lớn nhất của TYTLĐ là tính cơ động cao, tiếp cận và chăm sóc y tế cho F0 nhanh nên đã giảm được bệnh tăng nặng, không còn ca tử vong trong cộng đồng.

Trong khi đó, bác sĩ CKII Huỳnh Thị Nguyệt Phương, Giám đốc Trung tâm Y tế TP.Thuận An, cho biết với hiệu quả cao trong hoạt động, các TYTLĐ đã “giải cứu” tình trạng quá tải bệnh nhân, nhất là bệnh nhân F0 tại các trạm y tế xã, phường trong thời gian qua. Với những F0 có diễn tiến trở nặng, nhân viên của TYTLĐ có thể cấp cứu ban đầu, sau đó chuyển người bệnh lên các tuyến trên kịp thời. Nhờ có những TYTLĐ, TP.Thuận An đã giảm đáng kể F0 tăng nặng và không còn các ca tử vong trong cộng đồng.

Gần người lao động hơn

Để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh trong nhà máy, xí nghiệp và công ty, thời gian gần đây TX.Tân Uyên đã thành lập và đưa vào hoạt động 2 TYTLĐ trong doanh nghiệp tại phường Hội Nghĩa (trạm số 1) và Cụm Công nghiệp Phú Chánh (trạm số 2). Bác sĩ CKI Đồng Thanh Kịch, Giám đốc Phòng khám Đa khoa Phúc Tâm Phúc, Trưởng trạm số 1, cho biết việc thành lập trạm số 1 đã đáp ứng được công tác phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu tiếp cận chăm sóc y tế của các doanh nghiệp (DN), người lao động. Chức năng, nhiệm vụ của TYTLĐ trong DN là quản lý, theo dõi người nghi nhiễm Covid-19 tại DN; thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại DN; triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh khi có trường hợp mắc bệnh Covid-19; xét nghiệm Covid-19; phối hợp triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19; truyền thông về Covid-19. Trạm đồng thời tổ chức khám, điều trị các bệnh thông thường, các bệnh mãn tính cho người lao động, công nhân; khám sức khỏe định kỳ công nhân, người lao động và thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền phân công.

Đặc biệt, với DN thực hiện phương án “3 tại chỗ”, việc hình thành các TYTLĐ trong các khu, cụm công nghiệp sẽ hỗ trợ tích cực cho các DN trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND TX.Tân Uyên, cho biết trước tình hình dịch bệnh bùng phát và diễn biến khó lường, thị xã đã thành lập 26 TYTLĐ ở các xã, phường và TYTLĐ trong DN để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thị xã; đồng thời để người dân, người lao động được tiếp cận y tế nhanh nhất, sớm nhất trong chăm sóc sức khỏe. (Còn tiếp)

ĐỖ TRỌNG

Từ khóa: vùng đỏ, vùng xanh

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Giải trình tự gen ghi nhận thêm 3 ca mắc biến thể BA.5

Sáng 25-8, Sở Y tế Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận tỉnh Bình Dương có thêm 3 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron trong cộng đồng.

Bình Dương ghi nhận thêm ca nhiễm biến thể phụ BA.5 thứ 3 trong cộng đồng

Sáng 8-8, Sở Y tế tỉnh thông báo, Bình Dương ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron, nâng tổng số người nhiễm biến thể phụ lên 3 trường hợp.

Bình Dương phát hiện 2 ca nhiễm biến chủng Omicron BA.5 trong cộng đồng

Sáng 2-8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen vi rút SASR-CoV-2 của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh phát hiện Bình Dương có 2 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron BA.5.

Số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng lên

Sáng 1-8, Sở Y tế tỉnh thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ ngày 21 đến 27-7.

Ca nhiễm Covid-19 đang có xu hướng tăng nhẹ

Sở Y tế thông báo, ngày 19-7 toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 10 ca mắc Covid-19. Số ca mắc Covid-19 trong tuần qua đang có xu hướng tăng nhẹ, mỗi ngày trung bình ghi nhận từ 5 - 13 ca mắc mới.

Biển thể phụ BA.5 có khả năng kháng vaccine ngừa COVID-19 gấp 4 lần

Hiện BA.5, biến thể phụ của Omicron, đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ và khiến làn sóng dịch COVID-19 trỗi dậy ở một số nước châu Âu.

Những triệu chứng gì cần đi khám khẩn cấp hậu COVID-19?

Theo Bộ Y tế, hậu COVID-19, nếu thấy mệt mỏi kèm các triệu chứng như khó ngủ, suy giảm trí nhớ, đau cơ, đau khớp… người dân cần đi khám.

Tin vui dành cho những người gặp các triệu chứng COVID kéo dài

Nhiều bệnh nhân vẫn gặp phải các triệu chứng như khó thở, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau khớp, đau tức ngực kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi mắc COVID-19.

Bộ Y tế yêu cầu không lạm dụng chỉ định khi khám hậu COVID-19

Hiện nay, số lượng người mắc COVID-19 đã gia tăng ở khắp các tỉnh, thành phố, trong đó, một số người dân xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách phân biệt bệnh dị ứng thời tiết theo mùa và COVID-19

Dị ứng theo mùa và COVID-19 có triệu chứng giống nhau là ho, đau đầu và mệt mỏi. Tuy nhiên, dị ứng theo mùa thường không gây khó thở như COVID-19, trừ khi người đó mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn