Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 12:20:24

Phòng Covid-19 cho người bệnh tim mạch

0

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu. Người mắc bệnh tim mạch là 1 trong 9 đối tượng dễ bị Covid-19 tấn công nên cần hết sức cảnh giác và chủ động phòng ngừa để giảm tối đa ảnh hưởng cho bản thân.

Ứng phó với dịch Covid-19

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của khoảng 17,9 triệu người mỗi năm. Bệnh tim mạch là một nhóm các rối loạn của tim, mạch máu và bao gồm bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, suy tim. 85% số ca tử vong do bệnh tim mạch là do đau tim và đột quỵ. Trước thực tế này, từ năm 2000, Liên đoàn Tim mạch thế giới đã quyết định chọn ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 9 là “Ngày Tim mạch thế giới” nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp.

Người mắc bệnh tim mạch là 1 trong 9 đối tượng dễ bị nhiễm Covid-19 nên cần tiêm vắc xin ngừa bệnh

Ngày Tim mạch thế giới năm nay đến trong lúc tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nước ta và nhiều nơi trên thế giới. Người bị bệnh tim mạch là một trong những đối tượng rất nhạy với Covid-19, khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng, khó kiểm soát, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch, uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc để kiểm soát tình trạng tim mạch luôn ổn định; khi không có việc gì cần thiết nên ở nhà, không ra ngoài nhất là chỗ đông người như công viên, chợ, siêu thị.

Người bệnh tim mạch có thể khám bệnh định kỳ tại cơ sở y tế địa phương, hạn chế di chuyển, đề xuất với bác sĩ kê thuốc dài ngày, thường xuyên liên hệ với bác sĩ qua điện thoại trong quá trình sử dụng thuốc để bảo đảm việc theo dõi, đánh giá điều trị luôn thông suốt. Người bệnh nên có tủ thuốc gia đình với các loại thuốc và dụng cụ y tế cơ bản, kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc để tránh sử dụng thuốc hết hạn. Lưu ý, các thuốc về tim mạch, huyết áp, người bệnh tim mạch không tự ý dự trữ, cần tuân theo tư vấn của bác sĩ về lưu trữ và sử dụng thuốc; nên có số điện thoại của bác sĩ điều trị để khi có trường hợp khẩn cấp có thể liên hệ để được hướng dẫn; chăm sóc, theo dõi sức khỏe, theo dõi huyết áp mỗi ngày; không hút thuốc, không uống rượu, không sử dụng các chất kích thích. Người bệnh tim mạch cần rèn luyện sức khỏe, tập thể dục vừa sức, ăn uống lành mạnh giúp tăng sức đề kháng. Chế độ ăn cần lưu ý với những người đang dùng thuốc chống đông phải tránh dùng các loại rau xanh có nhiều Vitamin K như bắp cải, cải xoăn, rau diếp, bơ, măng tây.

Biến chứng tim mạch cấp khi nhiễm bệnh Covid-19

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh tim mạch luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu bệnh tật, là nguyên nhân tử vong và gánh nặng bệnh tật hàng đầu. Do vậy, người bệnh tim mạch cần hết sức cảnh giác và chủ động phòng ngừa cũng như có hành động đúng để giảm tối đa các ảnh hưởng của Covid-19. Các hệ thống hô hấp và tim mạch vốn đã được liên kết chặt chẽ với nhau. Khi nhiễm trùng đường hô hấp làm giới hạn lượng không khí đi vào phổi, tim phải làm việc nhiều hơn để bảo đảm nguồn cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng của cơ thể. Ở những người mắc bệnh tim mạch từ trước không chỉ tăng gánh nặng cho tim, tăng huyết áp mà còn có khả năng làm bộc phát cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Theo tiến sĩ Văn Quang Tân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, lý do người bệnh tim mạch mắc Covid-19 tử vong cao là bởi khi vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể sẽ kích hoạt bệnh tim tiềm ẩn và gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng ở mạch máu, cơ tim dẫn tới cơn đau tim, rối loạn nhịp, hội chứng mạch vành cấp tính, suy tim cấp. Bên cạnh đó, chức năng tim đã suy yếu, người bệnh vốn đã khó thở, mệt mỏi vì bệnh tim mạch sẵn có, nay lại càng khó thở hơn vì Covid-19 gây hội chứng viêm phổi cấp, làm cho bệnh nhân không đủ sức chống chọi với dịch bệnh. Nếu bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2, tiến triển bệnh của người bệnh tim mạch sẽ nặng hơn, khả năng hồi phục cũng khó khăn so với người bình thường.

Theo các báo cáo gần đây, người nhiễm Covid-19 có bệnh tim mạch thường có diễn biến thất thường, phức tạp. Giai đoạn đầu có vẻ diễn biến âm thầm từ từ, nhưng khá nhiều ca diễn biến nặng xảy ra nhanh chóng cần phải thở máy hoặc hỗ trợ tuần hoàn hô hấp. Với những bệnh nhân tử vong, mặc dù bệnh ảnh hưởng đến hô hấp (phổi) đầu tiên, nhưng sau đó sốc tim hoặc biến cố tim mạch khác dẫn đến tử vong chứ không đơn thuần là suy hô hấp.

Đề cập đến vấn đề bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 hay không, tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết các nghiên cứu hiện nay về vắc xin ngừa Covid-19 trên nhiều đối tượng, trong đó có bệnh nhân tim mạch, không thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Những khó chịu có thể gặp gồm: Đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh, có thể có sốt tương tự như bị cúm. Cánh tay nơi tiêm có thể cứng và đau nhức. Tình trạng này tồn tại trong thời gian ngắn và có thể xử lý bằng giảm đau, hạ sốt thông thường, kết hợp với uống nhiều nước. Tỷ lệ người có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng làm tăng nặng bệnh tim là cực kỳ hiếm. Do đó, người bị bệnh tim mạch nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 để bảo vệ bản thân và gia đình trước đại dịch. q

DIỆU HƯƠNG - HOÀNG LINH

Từ khóa: Covid-19

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Giải trình tự gen ghi nhận thêm 3 ca mắc biến thể BA.5

Sáng 25-8, Sở Y tế Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận tỉnh Bình Dương có thêm 3 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron trong cộng đồng.

Bình Dương ghi nhận thêm ca nhiễm biến thể phụ BA.5 thứ 3 trong cộng đồng

Sáng 8-8, Sở Y tế tỉnh thông báo, Bình Dương ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron, nâng tổng số người nhiễm biến thể phụ lên 3 trường hợp.

Bình Dương phát hiện 2 ca nhiễm biến chủng Omicron BA.5 trong cộng đồng

Sáng 2-8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen vi rút SASR-CoV-2 của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh phát hiện Bình Dương có 2 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron BA.5.

Số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng lên

Sáng 1-8, Sở Y tế tỉnh thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ ngày 21 đến 27-7.

Ca nhiễm Covid-19 đang có xu hướng tăng nhẹ

Sở Y tế thông báo, ngày 19-7 toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 10 ca mắc Covid-19. Số ca mắc Covid-19 trong tuần qua đang có xu hướng tăng nhẹ, mỗi ngày trung bình ghi nhận từ 5 - 13 ca mắc mới.

Biển thể phụ BA.5 có khả năng kháng vaccine ngừa COVID-19 gấp 4 lần

Hiện BA.5, biến thể phụ của Omicron, đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ và khiến làn sóng dịch COVID-19 trỗi dậy ở một số nước châu Âu.

Những triệu chứng gì cần đi khám khẩn cấp hậu COVID-19?

Theo Bộ Y tế, hậu COVID-19, nếu thấy mệt mỏi kèm các triệu chứng như khó ngủ, suy giảm trí nhớ, đau cơ, đau khớp… người dân cần đi khám.

Tin vui dành cho những người gặp các triệu chứng COVID kéo dài

Nhiều bệnh nhân vẫn gặp phải các triệu chứng như khó thở, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau khớp, đau tức ngực kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi mắc COVID-19.

Bộ Y tế yêu cầu không lạm dụng chỉ định khi khám hậu COVID-19

Hiện nay, số lượng người mắc COVID-19 đã gia tăng ở khắp các tỉnh, thành phố, trong đó, một số người dân xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách phân biệt bệnh dị ứng thời tiết theo mùa và COVID-19

Dị ứng theo mùa và COVID-19 có triệu chứng giống nhau là ho, đau đầu và mệt mỏi. Tuy nhiên, dị ứng theo mùa thường không gây khó thở như COVID-19, trừ khi người đó mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn