Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 12-5-25 23:09:09

Quản lý chặt, xử phạt nghiêm sản xuất thực phẩm vi phạm

0

Mặc dù đã có quy định hoạt động, xử phạt vi phạm trong quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm, tuy nhiên khi thực hiện công tác kiểm tra, các cơ quan chức năng vẫn phát hiện nhiều loại thực phẩm sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

 Lực lượng QLTT kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ Thủ Dầu Một (TP.Thủ Dầu Một)

 Nhiều trường hợp vi phạm

Theo quy định của Bộ Y tế, hàn the bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm với bất cứ hàm lượng và cách thức nào. Tuy vậy, theo đại diện ngành quản lý thị trường (QLTT) tỉnh, mặc dù lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưng vẫn còn tình trạng sử dụng chất cấm, chất phụ gia cấm sử dụng tại chợ truyền thống, các xe bán hàng rong thực phẩm, cụ thể như mì sợi vàng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Điều đáng nói, thời gian qua lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vị phạm nhưng tình trạng sử dụng hàn the trong sản phẩm thực phẩm vẫn tái diễn.

Theo báo cáo kết quảcông tác phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại vàhàng giảnăm 2024 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, việc sử dụng các phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục cho phép của Bộ Y tế vẫn còn xảy ra khá nhiều, như sử dụng hàn the, phẩm màu, formol, chất vàng Ô trong chế biến giò chả, bánh cuốn, bánh, kẹo, mì… Trong khi đó, kết quả kiểm tra độc lập của ngành y tế tỉnh năm qua cho thấy qua kiểm tra, xét nghiệm 25 trường hợp đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp sử dụng hàn the, chất phụ gia độc hại trong các loại thực phẩm giò, chả, bánh mì, bánh giò, mì sợi sai quy định; đã xử phạt với số tiền trên 73 triệu đồng.

Theo ghi nhận, không chỉ tại các điểm bán hàng rong, chợ truyền thống mà trên không gian mạng thực phẩm chứa chất phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa có chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm… vẫn được bày bán.

Tăng cường tuyên truyền, xử phạt

Nhiều chuyên gia chỉ ra một thực tế, dù nhu cầu về các loại phụ gia thực phẩm trong chế biến, bảo quản, dinh dưỡng… trong nước tăng mạnh, nhưng hiện nay hầu hết mặt hàng này phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều đáng nói, trong số các sản phẩm nhập khẩu, có nhiều sản phẩm nhập lậu. Việc nhập lậu làm cho thị trường trong nước xuất hiện hàng loạt chất phụ gia thực phẩm trôi nổi, không hóa đơn chứng từ, không được kiểm định chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

 Hàng hóa thực phẩm nhập lậu bị lực lượng QLTT bắt giữ

Tiến sĩ Dương Thị Cẩm Nhung, bộ môn công nghệ thực phẩm trường Đại học Thủ Dầu Một, cho biết theo Luật An toàn thực phẩm, phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. Tuy nhiên, hiện có nhiều trường hợp, cơ sở sản xuất kinh doanh lạm dụng sử dụng phụ gia thực phẩm nhằm tăng độ bắt mắt sản phẩm, cụ thể như giá đỗ ngâm hóa chất giúp tăng trưởng nhanh; nhuộm màu vàng Ô giúp sầu riêng chín đều màu; chất tạo màu tương ớt; tạo độ dai, giòn, trắng cho bún, phở, bánh... Thậm chí, có không ít đối tượng kinh doanh còn lấy hạt bắp rang đen rồi xay, cho thêm màu caramel, hương cà phê, chất tạo đắng, chất tạo độ dính, chất chống mốc, chất chống vón... để tạo ra sản phẩm cà phê hấp dẫn mà không cần có hạt cà phê...

Theo Tiến sĩ Dương Thị Cẩm Nhung, việc sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, không đúng chủng loại sẽ gây tác hại lâu dài đối với sức khỏe người tiêu dùng. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm cần phải tuân thủ các nguyên tắc, sử dụng đúng loại phụ gia thực phẩm trong danh mục, đúng đối tượng, đúng hàm lượng theo quy định của Bộ Y tế. Tuy vậy, dù luật pháp có chế tài nhưng đạo đức kinh doanh vẫn là vấn đề rất quan trọng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trên thực tế, người tiêu dùng không thể biết được thực phẩm mình sử dụng có hóa chất độc hại hay không, bởi hầu hết các chất độc hại thường phải qua các test kiểm tra nhanh hoặc phải làm một số xét nghiệm hóa sinh mới phát hiện được. Bà Lê Thị Thanh Thúy, ở phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một, cho rằng cấp có thẩm quyền cần ban hành quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn, đồng thời tăng mức chế tài, xử phạt để răn đe đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm phi pháp.

 Theo ngành QLTT tỉnh, công tác tuyên truyền hướng dẫn về cách lựa chọn sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cách nhận biết hàng kém chất lượng, hàng giả cho người tiêu dùng là rất cần thiết. Trong thời gian tới, ngành QLTT tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm… nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, góp phần lành mạnh hóa thị trường.

 THANH HỒNG

TP.Tân Uyên: Huy động các nguồn lực duy trì tăng trưởng hai con số

Trong 4 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng của TP.Tân Uyên ước thực hiện 14.225 tỷ đồng, đạt 29,57% so với nghị quyết HĐND thành phố; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 16.960 tỷ đồng

Huyện Phú Giáo: 12 sản phẩm tham gia OCOP đợt 1 năm 2025

Hội đồng đánh giá phân hạng chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) huyện Phú Giáo vừa tổ chức cuộc họp thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2025.

Hiệu quả từ vốn vay ưu đãi

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi, điều kiện kinh tế của nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Dầu Tiếng đã dần cải thiện, ổn định đời sống, góp phần vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Chi cục Hải quan Khu vực XVI: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 25,2 tỷ đô la Mỹ

Theo Chi cục Hải quan Khu vực XVI, từ đầu năm hoạt động xuất khẩu được dự báo có nhiều thuận lợi và tăng trưởng do lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt, nhu cầu thị trường quốc tế đang trên đà hồi phục theo làn sóng hạ lãi suất của ngân hàng Trung ương các nước.

Đồng thuận đề xuất xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng Nai

HĐND tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 38/NQ-HĐND về việc đồng thuận đề xuất thực hiện Dự án kết nối tỉnh Đồng Nai (xây dựng cầu Hiếu Liêm 2).

Công nghiệp chế biến, chế tạo “giữ nhịp” tăng trưởng

Trong các ngành, lĩnh vực đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh phải kể đến ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Huyện Dầu Tiếng: Kinh tế tập thể hoạt động ổn định

Thực hiện Chương trình số 108-CT/ TU ngày 17-3-2023 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển

Thu hút đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp vượt kế hoạch

Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, từ đầu năm đến nay thu hút đầu tư trong nước vào các KCN trên địa bàn tỉnh được 1.411 tỷ đồng.

Tất bật trên công trình thông xe, hợp long nhân dịp Sinh nhật Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025), UBND tỉnh dự kiến sẽ tổ chức lễ khánh thành, thông xe công trình nâng cấp, mở rộng đường ĐT746 và lễ hợp long cầu Bình Gởi

TP.Tân Uyên: Tập huấn ứng dụng chuyển đổi số trong khởi sự kinh doanh cho hội viên phụ nữ

Nhằm tiếp tục thực hiện Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025 và tổ chức trưng bày sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ, giao lưu hoạt động khởi nghiệp của nữ chủ doanh nghiệp và cơ sở...