Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 19-7-25 16:38:23

Quy định cấm đặt tên dài quá 25 chữ: Cần có lý lẽ thuyết phục

0

Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh Nguyễn Thị Khá phát biểu ý kiến.
Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Sáng 10-6, tiếp tục chương trình làm việc, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Qua thảo luận, nhiều ý kiến đánh giá cao việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc theo đúng yêu cầu về nội dung và tiến độ nêu trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kế hoạch của Chính phủ.

Các ý kiến cho rằng Bộ luật Dân sự giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vì vậy việc sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ bất cứ một quy định nào cũng cần phải được cân nhắc thận trọng, nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đánh giá tác động xã hội đầy đủ, toàn diện; đồng thời cần giải trình rõ và thuyết phục hơn nữa lý do của việc sửa đổi, bổ sung đối với từng điều, khoản đó.

Qua thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới quy định tại khoản 2 Điều 14 dự thảo Bộ luật về “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.”

Quan điểm của đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) nếu không có điều luật quy định thì tòa không thể áp dụng tập quán hay lẽ công bằng để xét xử và đề nghị không quy định nội dung này trong dự thảo Bộ luật.

Cùng quan điểm này, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đặt câu hỏi: "Buộc tòa phải xét xử những vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng thì tòa sẽ căn cứ vào điều luật nào để làm việc này?" Đại biểu đề nghị việc sử dụng khái niệm “lẽ công bằng” tại khoản 2 Điều 6 cũng cần được xem xét thấu đáo, bởi khó định nghĩa thế nào là “lẽ công bằng.”

Nêu rõ quan điểm việc giải quyết của tòa phải đúng đắn, đại biểu Lê Thị Nga đề nghị không nên quy định trong dự thảo Bộ luật những quy định dẫn đến sự tùy nghi trong áp dụng pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) lại cho rằng quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (khoản 2, điều 14) là hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013.

Quy định này bảo vệ quyền con người, quyền công dân về trách nhiệm của Tòa án trong việc “bảo vệ công lý,” phù hợp với Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.

Đại biểu phân tích trong các quan hệ dân sự, chỉ khi hai bên không thể thống nhất được, không thể thương lượng được với nhau thì giải pháp cuối cùng mới đề nghị Tòa án giải quyết. Trong trường hợp Tòa án từ chối giải quyết, họ có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng cái mà người ta vẫn gọi là “luật rừng.”

Thảo luận về khoản 2 Điều 36 quy định về việc chuyển đổi giới tính theo hướng “Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác theo quy ịnh tại khoản 1 Điều này,” nhiều ý kiến tán thành với quan điểm nội dung này cần được cơ quan thẩm tra dự án bộ luật là Ủy ban Pháp luật nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng.

Dự thảo Bộ luật một mặt quy định Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, nhưng mặt khác lại quy định quyền của người đã chuyển đổi giới tính được yêu cầu cơ quan nhà nước thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác có liên quan.

Như vậy, nếu việc chuyển đổi giới tính đã được thực hiện thì các hệ quả phát sinh lại được pháp luật tôn trọng và bảo hộ. Đây là vấn đề nhạy cảm trong xã hội, nếu đã không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính thì cũng không cho phép được thay đổi hộ tịch và các quyền nhân thân khác theo giới tính mới. Các ý kiến đề nghị nội dung này cần được nghiên cứu, giải trình rõ hơn.

Thảo luận về đoạn thứ 2 khoản 3 Điều 26 “Tên của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên của một người không được vượt quá 25 chữ cái,” nhiều ý kiến không tán thành với quy định này trong dự thảo, cho rằng quy định hạn chế về cách đặt tên, độ dài của tên là không cần thiết.

Theo đại biểu Lê Thị Nga, Ban soạn thảo cần đưa ra lý lẽ thuyết phục để lý giải vì sao lại “họ, tên của một người không được vượt quá 25 chữ cái.” Việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Các ý kiến đề nghị Ban soạn thảo làm rõ những nội dung này để bảo đảm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về tôn trọng quyền con người, quyền công dân.

Tại phiên làm việc, các đại biểu đã cho ý kiến cụ thể về quyền nhân thân; hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân; thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác theo hợp đồng; lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; thời hiệu và thời hiệu thừa kế...

Theo chương trình, buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013; nghe Tờ trình dự án Luật Khí tượng thủy văn và thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán.

Theo vietnam+

Thư của chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh gửi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tỉnh Bình Dương

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, kể từ ngày 1-7-2025, tỉnh Bình Dương cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức được hợp nhất, đi vào hoạt động...

Bảo Việt Nhân thọ Bình Dương mở rộng mạng lưới, khai trương văn phòng khu vực Bến Cát

Ngày 28-6, Công ty Bảo Việt Nhân thọ Bình Dương tổ chức khai trương văn phòng khu vực Bến Cát tại địa chỉ A4 Golden Center, Đại lộ Bình Dương, phường Mỹ Phước, TP.Bến Cát.

Cảnh giác với chiêu trò chiêu sinh “Chương trình học bơi mùa hè năm 2025 của Bộ Quốc phòng”

Hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội đang quảng cáo chiêu sinh miễn phí Chương trình Học bơi mùa hè năm 2025 của Bộ Quốc phòng.

Thư gửi bạn đọc

Quý bạn đọc thân mến! Thực hiện việc hợp nhất đơn vị hành chính TP.Hồ Chí Minh mới theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 của Quốc hội ngày 12-6-2025 và được sự chấp thuận của Tỉnh ủy, sau số báo hôm nay (26-6-2025), Báo in Bình Dương chính thức ngừng xuất bản.

Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng với đối tượng bảo trợ xã hội từ 1-7-2025

Chính phủ ban hành Nghị định 147/2025/NĐ- CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Y tế, trong đó có quy định thẩm quyền quyết định hưởng, điều chỉnh mức hưởng...

Tổ chức hội phụ nữ tiếp tục đồng hành cùng hội viên

Sau quá trình tiến hành sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tiếp tục đồng hành với hội viên, phụ nữ để giúp đỡ họ trong cuộc sống.

Giải ngân vốn vay cho 1.710 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội TP.Tân Uyên đã thực hiện đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần bảo đảm an sinh xã hội...

Mãi ghi nhớ công lao người có công

Với phương châm “uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, chính quyền các cấp trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chăm lo gia đình chính sách, người có công bằng nhiều hoạt động thiết thực.

Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 19: Loạt bài phóng sự điều tra của Báo Bình Dương đạt giải C

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự lễ và trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 19.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp mặt các cơ quan báo chí

Chiều 20-6, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền xây dựng nền quốc phòng toàn dân