Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 30-4-25 07:19:48

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Singapore chi tiền nghiên cứu khoa học công nghệ tương đương với Mỹ

0

Chính phủ nước này cam kết sẽ chi 19 tỷ SGD (khoảng 13,5 tỷ USD) cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ từ nay cho đến năm 2020.

Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN)

Khoản ngân sách kỷ lục này sẽ được tập trung vào bốn lĩnh vực công nghệ cốt lõi mà Singapore có lợi thế cạnh tranh hoặc đáp ứng nhu cầu quốc gia.

Phát biểu tại buổi công bố khoản ngân sách này ngày 8-1, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh rằng việc quyết định chi mạnh cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, phát triển doanh nghiệp sáng tạo là bởi đây chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo tương lai của Singapore, hỗ trợ người lao động trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, môi trường sống tốt hơn cho người dân Singapore. Theo đó, bốn lĩnh vực sẽ được tập trung ưu tiên phát triển đó là sản xuất và kỹ thuật tiên tiến; sức khỏe và y sinh học; dịch vụ và nền kinh tế kỹ thuật số; các giải pháp đô thị bền vững.

Nguồn tài trợ này sẽ trải dài trong năm năm, từ 2016-2020. Cụ thể, sức khỏe và y sinh học là lĩnh vực nhận được số tiền tài trợ lớn nhất, 4 tỷ SGD, chiếm 21%; sản xuất tiên tiến và kỹ thuật, 3,3 tỷ SGD; các giải pháp đô thị và phát triển bền vững, 900 triệu SGD; dịch vụ và nền kinh tế kỹ thuật số, 400 triệu SGD.

Bên cạnh bốn lĩnh vực trên, số ngân sách này cũng sẽ dành 8 tỷ SGD để tài trợ cho các chương trình cắt giảm trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm các nghiên cứu học thuật, nhân lực, đổi mới và tài trợ doanh nghiệp. Mặt khác, chính phủ Singapore cũng đầu tư 2,5 tỷ SGD cho việc nghiên cứu "không gian trắng," tăng so với mức 1,6 tỷ SGD trong giai đoạn 2011-2015. Đây là khoản kinh phí dành riêng cho lĩnh vực mới hoặc đang nổi lên, những nghiên cứu có thể phát sinh trong vài năm tới.

Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, số tiền 19 tỷ SGD đầu tư này cao hơn mức chi tại Anh và bằng với Mỹ. Mức chi này cũng tăng 18% so với giai đoạn 2011-2015 (hơn 16 tỷ SGD) của Singapore trước đó. Tuy nhiên, ngay cả khi đã quyết định tăng chi cho nghiên cứu và phát triển ở khu vực công, nhà lãnh đạo Singapore vẫn mong muốn khu vực tư nhân tích cực chi tiêu nhiều hơn cho nghiên cứu khoa học và sáng tạo, gấp khoảng 1,8 lần chi tiêu của khu vực công trong năm năm tiếp theo.

Theo Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore (NRF), trong năm 2013, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của Singapore là 7,6 tỷ SGD, trong đó 4,5 tỷ SGD (khoảng 1,2% GDP) là từ khu vực tư nhân./.

(Theo TTXVN)

 

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU): Tiên phong sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Những năm qua, EIU đã đẩy mạnh việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy và thu hút các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp về Bình Dương

Đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ đề án thành phố thông minh

6 tháng đầu năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, từng bước hình thành lớp thứ hai và thứ năm trong đề án Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương.

Sở Khoa học và Công nghệ: Thẩm định 46 hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, 6 tháng đầu năm 2022 công tác quản lý chuyên ngành được triển khai mạnh mẽ.

Phát hiện chất trong bạch mộc hương có khả năng chống ung thư

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện bạch mộc hương (còn gọi là thổ trầm hương), một loài thực vật thuộc họ trầm, có khả năng ngăn các khối u ác tính phát triển.

Xuất hiện virus “siêu cảm lạnh” với các triệu chứng giống COVID-19

Theo các chuyên gia, giai đoạn dài không bị phơi nhiễm với các loại virus do biện pháp phong tỏa khiến hệ hô hấp quen với điều này, gián tiếp dẫn tới hệ miễn dịch suy yếu trước sự tấn công của virus.

Test nước bọt phát hiện COVID-19 nhanh hơn test dịch mũi họng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ở giai đoạn đầu nhiễm virus SARS-CoV-2, xét nghiệm nước bọt nhạy hơn nhiều so với dịch mũi họng, nhất là trước khi có triệu chứng.

Nguyên nhân khiến ca nhiễm tăng đột biến tại New Zealand và Hong Kong

Nghiên cứu các kết quả giải trình tự gene của SARS-CoV-2 tại New Zealand và Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy nguyên nhân chính khiến virus này tiếp tục lây lan là nhờ vào khả năng tiến hóa liên tục.

Vaccine ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận sau khi xem xét và đánh giá tình trạng của hơn 8 triệu người đã tiêm ít nhất một liều vaccine của AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna hoặc Johnson & Johnson.

Phát hiện mới về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ người mẹ mắc COVID-19

Cùng với kết quả dưới 2% trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu Anh không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 và việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Giới khoa học lý giải nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài

Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch do nhiễm virus khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể, dẫn đến tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.