Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 02:33:54

Sống khỏe ở tuổi mãn kinh

0

Nhiều thay đổi khó chịu đến với phụ nữ ở tuổi mãn kinh và chị em cần biết để “đón nhận”! Dưới đây là tư vấn của bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh…

Sau tuổi 35, sự suy giảm nội tiết tố nữ Estrogen khiến phụ nữ gặp phải các triệu chứng da khô, nám, tàn nhang, khô âm đạo, giảm ham muốn… Đến thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh thường có những biến đổi trong cơ thể phụ nữ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.

Những thay đổi đó xuất phát từ lượng nội tiết tố nữ Estrogen bắt đầu suy giảm sau 35 tuổi. Cứ 10 năm thì giảm 15% cho tới 55 tuổi chỉ còn 10% so với trẻ. Đây là một hiện tượng lão hóa tự nhiên của cơ thể, báo hiệu sắp bắt đầu giai đoạn kết thúc thời kỳ sinh sản. Thời kỳ mãn kinh thay đổi tùy vào cơ địa của mỗi người nhưng thường xoay quanh ở độ tuổi 45 - 50. Một số biểu hiện sớm của tình trạng thiếu hụt Estrogen như: Nội mạc dạ con phát triển dày nhưng bong không đều nên dễ bị rong kinh, rong huyết, đau xương khớp,vùng âm hộ, âm đạo dễ bị viêm hoặc ngứa, nhức đầu, mất ngủ, hay quên, lo lắng, dễ buồn, tủi thân…

Sử dụng nội tiết thay thế là liệu pháp để điều trị các rối loạn của thời kỳ mãn kinh giúp chất lượng cuộc sống tốt hơn. Trước khi sử dụng nội tiết thay thế nên đi khám kiểm tra sức khỏe để loại trừ các chống chỉ định. Nếu không sử dụng được nội tiết thay thế, có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng có chứa tinh chất mầm đậu nành giàu chất Isoflavon (gần giống Estrogen) cũng có tác dụng tốt để làm giảm các rối loạn của thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, nên tập thể dục thường xuyên để có biến dưỡng tốt, thân hình cân đối, trí tuệ và chất lượng cuộc sống tốt hơn, giúp giảm thiểu mắc và tử vong do bệnh tim mạch.

 Q.NHƯ

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Rau luộc hay hấp tốt cho sức khỏe hơn?

Luộc rau có thể làm mất chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, trong khi phương pháp hấp giữ lại nhiều vitamin và hợp chất thực vật hơn.

Mỡ máu cao ở tuổi đôi mươi

Tăng 8 kg trong vài tháng, cơ thể mệt mỏi, Ngọc Linh, 25 tuổi, sốc khi nhận kết quả cholesterol 14, cao gần gấp ba lần bình thường.

Phát hiện đáng chú ý: Ăn trái cây giúp ngăn ngừa trầm cảm khi về già?

Trái cây được cho là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nhưng nghiên cứu mới đây đã cho thấy chúng không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất của con người mà còn cả sức khỏe tinh thần.

5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn

Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.

8 vitamin giúp giảm đau đầu

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, góp phần sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giảm tần suất đau đầu.

Phong trào vệ sinh, nâng cao sức khỏe người dân

Vệ sinh bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh không còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà hiện nay tại Bình Dương, phong trào này được toàn dân hưởng ứng tích cực.

Phòng tránh mất nước cho trẻ vào mùa hè

Nhận biết các dấu hiệu mất nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung chất điện giải giúp cung cấp nước cho cơ thể những ngày nắng nóng.

6 thực phẩm giàu protein, ít carbohydrate tốt cho tim

Trứng, cá, tôm, ức gà chứa ít carbohydrate, nhiều protein lành mạnh và các dưỡng chất khác góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.

Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe.

Thói quen hại gan thường gặp ở dân văn phòng

Người làm việc văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống không điều độ, thức khuya, dễ hại gan, tăng nguy cơ mắc bệnh.