Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 9-5-25 05:52:25

Sung muối chua giòn

0

Mâm cơm mà có thêm đĩa sung muối chua giòn vừa chống ngán lại vừa kích thích thêm ngon miệng.

Nguyên liệu:

- 300 g trái sung

- 1 nhánh riềng nhỏ

- 1 củ tỏi

- 2 trái ớt

- Muối

- Giấm

- Lọ thủy tinh hoặc âu sành.

Cách làm:

- Sung chọn quả bánh tẻ, không non hoặc già quá, rửa thật sạch.

- Chuẩn bị một chậu nước muối loãng. Dùng dao cắt bỏ cuống của quả sung (chú ý không cắt vào phần thịt của quả. Cắt tới đâu thì cho ngay vào chậu nước muối để không bị thâm đen). Ngâm khoảng 1 tiếng.

- Riềng gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái mỏng. Tỏi bóc vỏ, đập dập.

- Đun sôi 2 muỗng canh đầy muối với 1 lít nước, sau đó để nước muối nguội hẳn. Vớt sung ra, rửa lại lần nữa, lấy 1/2 chỗ nước muối đun sôi để nguội rửa sung lần cuối, để cho ráo nước.

- Xếp 1/2 chỗ tỏi và riềng xuống đáy lọ, cho hết chỗ sung vào lọ, sau cùng rải một lớp riềng, tỏi còn lại và cuối cùng là vài lát ớt lên trên.

- Đổ chỗ nước muối để nguội còn lại vào lọ, đậy nắp lọ cho kín rồi để ở nơi thoáng mát. Nếu làm nhiều và dùng bình miệng rộng, lớp riềng không đủ để che kín sung thì bạn hãy dùng đĩa, vỉ tre hoặc một túi bóng chứa nước đặt lên trên để nén cho sung không bị nổi trên mặt nước. Sau 2 ngày là món sung muối có thể ăn được. Có thể cho thêm vào lọ một muỗng giấm trắng để món sung chua nhanh hơn.

Thành phẩm:

Món sung muối vàng ươm, từng quả giòn tan, chua chua cay cay, thơm mùi riềng tỏi thật ngon. Mâm cơm mà có thêm đĩa sung muối chua giòn vừa chống ngán lại vừa kích thích khiến bữa cơm nhà bạn thêm ngon miệng.

Theo Ngoisao

Từ khóa: Sung muối, chua giòn

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Xây dựng thương hiệu bánh chưng, bánh giầy tại các làng nghề Phú Thọ

Những ngày áp Tết Nguyên đán, ở khắp các làng nghề làm bánh chưng, bánh giầy của tỉnh Phú Thọ liên tục đỏ lửa, mỗi ngày cho ra thị trường hàng nghìn chiếc bánh, tạo công ăn việc làm cho lao động.

Ngày của Phở 12-12: Nhìn lại hành trình đưa Phở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Ngày 12-12 hằng năm được chọn là “Ngày của Phở” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực quan trọng, góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam và lan tỏa món Phở truyền thống của Việt Nam ra khắp thế giới.

Bún riêu và miến xào cua góp tên trong “bản đồ ẩm thực thế giới”

Bún riêu và miến xào cua đã có tên trên bản đồ ẩm thực thế giới, khi được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas bình chọn trong danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Ẩm thực kết nối

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 có sự góp mặt của 40 Đại sứ quán cùng các tổ chức quốc tế, các Sở Ngoại vụ địa phương, các doanh nghiệp trong nước với quy mô hơn 130 gian hàng.

Để Phở Việt Nam vươn tầm ẩm thực quốc tế

Phở đã theo chân người Việt đi khắp thế giới, là món ăn truyền thống của người Việt nhưng lại được rất nhiều người nước ngoài yêu thích, góp phần tôn vinh văn hóa ẩm thực của “dải đất hình chữ S.”

Việt Nam tham gia Lễ hội ẩm thực, trưng bày và phân phối sản phẩm tại Lào

Lễ hội ẩm thực, trưng bày và phân phối sản phẩm tại Lào 2024 thu hút 171 doanh nghiệp của 3 nước Lào-Việt Nam-Thái Lan tham gia, với tổng cộng 210 gian hàng và tổng giá trị hàng hóa khoảng 10 tỷ kíp.

Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya: “Của ngon vật lạ” chờ du khách

Ẩm thực truyền thống cùng với nhiều dịch vụ độc đáo được người dân các làng sống cạnh núi lửa đã chuẩn bị sẵn sàng mời đón du khách đến với Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm nay.

Ngập tràn món ngon tại phố đi bộ Bạch Đằng

Với hơn 50 gian hàng trải dài, mang đến hàng trăm loại bánh ngon Nam bộ như: bánh bò, bánh chuối nướng, bánh da lợn... cùng nhiều hoạt động vui chơi đặc sắc diễn ra xuyên suốt 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2-9

Phở Nam Định, mỳ Quảng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức ghi “Phở Nam Định”, "mỳ Quảng" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tinh hoa văn hóa ẩm thực kết nối Việt Nam và Ấn Độ

Chiều 4/8, Lễ hội Ẩm thực Việt Nam đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Ấn Độ ở Noida, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.