Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 05:11:14

Tác dụng của sữa đậu nành và những điều cần lưu ý

0

PGS-TS Trần Minh Thái (Đại học Bách khoa TP.HCM) một lần nói chuyện cùng cán bộ y tế Bình Dương đã lưu ý về lợi ích của đậu nành. Theo ông, uống sữa đậu nành rất tốt, nhất là đối với phụ nữ để giảm nguy cơ ung thư vú…

Sữa đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu. Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Mỗi ngày đều uống sữa đậu nành có tác dụng trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt. Đây cũng là loại thức uống có lợi cho phụ nữ trong việc giảm cân, giữ tuổi xuân lâu dài hơn và chống ung thư vú, cổ tử cung…

Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành: Sữa đậu nành nhất định phải đựơc đun sôi kỹ trước khi uống. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài, thậm chí ngộ độc. Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành. Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành cùng với trứng thì càng bổ, có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng bị kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu.

Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành. Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic… có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể. Khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như bánh ngọt, bánh mì, bánh bao… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc và không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành…

H.CẦN

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Rau luộc hay hấp tốt cho sức khỏe hơn?

Luộc rau có thể làm mất chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, trong khi phương pháp hấp giữ lại nhiều vitamin và hợp chất thực vật hơn.

Mỡ máu cao ở tuổi đôi mươi

Tăng 8 kg trong vài tháng, cơ thể mệt mỏi, Ngọc Linh, 25 tuổi, sốc khi nhận kết quả cholesterol 14, cao gần gấp ba lần bình thường.

Phát hiện đáng chú ý: Ăn trái cây giúp ngăn ngừa trầm cảm khi về già?

Trái cây được cho là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nhưng nghiên cứu mới đây đã cho thấy chúng không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất của con người mà còn cả sức khỏe tinh thần.

5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn

Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.

8 vitamin giúp giảm đau đầu

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, góp phần sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giảm tần suất đau đầu.

Phong trào vệ sinh, nâng cao sức khỏe người dân

Vệ sinh bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh không còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà hiện nay tại Bình Dương, phong trào này được toàn dân hưởng ứng tích cực.

Phòng tránh mất nước cho trẻ vào mùa hè

Nhận biết các dấu hiệu mất nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung chất điện giải giúp cung cấp nước cho cơ thể những ngày nắng nóng.

6 thực phẩm giàu protein, ít carbohydrate tốt cho tim

Trứng, cá, tôm, ức gà chứa ít carbohydrate, nhiều protein lành mạnh và các dưỡng chất khác góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.

Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe.

Thói quen hại gan thường gặp ở dân văn phòng

Người làm việc văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống không điều độ, thức khuya, dễ hại gan, tăng nguy cơ mắc bệnh.