Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 24-4-25 21:37:11

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Thách thức của tân Tổng thống Pedro Castillo

0

Sau nhiều ngày giằng co từ phía đối lập, ông Pedro Castillo đã được xác nhận là Tổng thống đắc cử của Peru, chính thức đánh bại đối thủ bảo thủ, bà Keiko Fujimori, con gái cựu Tổng thống Alberto Fujimori. Ông sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 28-7 tới, với nhiều thách thức đang chờ đón.

Ông Pedro Castillo nhận được sự ủng hộ từ các công dân nghèo và vùng nông thôn của Peru. Ông đã đánh bại chính trị gia cánh hữu Keiko Fujimori chỉ với 44.000 phiếu bầu. Cơ quan bầu cử quốc gia đã công bố kết quả chính thức cuối cùng vào ngày 19-7 trong một nghi lễ trên truyền hình, hơn một tháng sau cuộc bầu cử vòng 2. 

Vào đêm 19-7, tin tức thời sự truyền hình quốc gia cho thấy dòng người ủng hộ ông Castillo đã đổ ra đường, hô vang: “Có, chúng tôi có thể” như để tung hô khẩu hiệu tranh cử của ông Castillo. Hàng trăm người từ nhiều vùng khác nhau đã cắm trại trong hơn một tháng trước Tòa án Bầu cử ở thủ đô Lima để chờ đợi tuyên bố Castillo thắng cử. Nhiều người không thuộc đảng của Castillo nhưng họ tin tưởng ông vì “ông sẽ không giống như những chính trị gia khác, những người không giữ lời hứa và không bênh vực người nghèo”.

Năm nay 52 tuổi (sinh năm 1969), Castillo sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo thuộc tỉnh Chota, vùng Cajamarca, Tây Bắc Peru. Dù là vùng có quặng vàng lớn nhất Peru nhưng Cajamarca lại là vùng nghèo nhất nước, cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Sau khi học xong đại học, Castillo tiếp tục học lấy bằng thạc sĩ ngành tâm lý giáo dục và khởi đầu sự nghiệp bằng nghề giáo. Ông làm giáo viên và sau đó là hiệu trưởng một trường tiểu học ở thị trấn Puna, tỉnh Chota. Ngôi trường ông dạy học không được nhà nước cấp kinh phí, mọi chi phí hoạt động đều do xã hội đóng góp, vì vậy lương bổng của ông cũng không đáng kể.

Tân Tổng thống Peru Pesro Castillo.

Sau hơn chục năm dạy học, Castillo bắt đầu chuyển hướng sang làm chính trị. Năm 2002, ông tham gia tranh cử Thị trưởng thị trấn Anguia với tư cách thành viên đảng Possible Peru của ông Alejandro Toledo (một cựu Tổng thống Peru). Là một cựu giáo viên, Castillo không được nhiều người kỳ vọng sẽ lập nên kỳ tích gì trong cuộc tranh cử và đã thất bại. Castillo tiếp tục hoạt động chính trị, Làm lãnh đạo chi nhánh đảng Possible Peru tại vùng Cajamarca cho đến khi đảng này giải tán vào năm 2017.

Nhờ uy tín với tư cách là nhà hoạt động công đoàn ngành giáo dục, dẫn dắt cuộc đình công của giáo viên năm 2017, nhiều đảng phái chính trị khác nhau đã tiếp cận Castillo và mời ông gia nhập đảng của họ với tư cách thành viên cấp cao và là ứng cử viên quốc hội. Nhưng, Castillo từ chối tất cả, tạm chấp nhận người không đảng phái để chờ đợi cơ hội tranh cử chức vụ cao nhất - Tổng thống Peru. Ông vẫn tiếp tục nghề giáo viên, dạy học trò vùng quê nghèo khó.

Để chuẩn bị cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2021, Castillo chấp nhận gia nhập đảng Peru Libre (Peru Tự do) vào năm 2019, khi đảng này từ một tổ chức chính trị không chính thức được công nhận là chính đảng quốc gia. Và kết quả vòng 1 cuộc bầu cử đã đưa ông Castillo vào vòng 2 với tư cách là người dẫn đầu cuộc đua, theo sau là bà Keiko Fujimori. Kết thúc vòng 2, kết quả đã trở nên sít sao hơn vòng 1 nhưng ông vẫn là người chiến thắng. Từ một thầy giáo vùng quê nghèo, Castillo trở thành nông dân đầu tiên trở thành tổng thống của Peru. Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, Liên minh châu Âu, Mỹ và Anh đều cho rằng cuộc bầu cử diễn ra công bằng.

Tuy nhiên, đối thủ của ông, bà Keiko Fujimori đã không dễ dàng chịu đầu hàng. Vào tháng trước, Fujimori thừa nhận bà sẽ thất bại trong cuộc bầu cử nhưng cáo buộc Castillo giành chiến thắng một cách “bất hợp pháp” và thề sẽ vận động những người ủng hộ bà xuống đường phản đối. Fujimori cho biết hôm 19-7 rằng bà bị luật pháp ràng buộc phải công nhận kết quả bầu cử chính thức, chứ thật sự bản thân bà không chấp nhận thất bại này. Kết quả chính thức đã bị trì hoãn một thời gian do những cáo buộc gian lận từ phía bà Fujimori nhằm hủy bỏ một số lá phiếu mà bà cho là “gian lận”, mặc dù có rất ít bằng chứng. Cơ quan bầu cử của Peru đã bác bỏ các kháng cáo cuối cùng của Fujimori.

Vượt qua thử thách, ông Castillo chính thức trở thành tân Tổng thống Peru. Nhưng, những thách thức sắp tới trên cương vị lãnh đạo đất nước mới thật sự khiến ông phải nhọc sức nhiều hơn.

Cho đến nay, đất nước Peru của ông vẫn được xem là xứ sở của sự mâu thuẫn, nơi người dân bản địa hầu như luôn phải nhận những dịch vụ công thiếu hụt tồi tệ nhất mặc dù quốc gia này tự hào là ngôi sao kinh tế của Mỹ Latinh trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI. Là một cựu giáo viên và là con trai của một nông dân, ông cam kết sẽ tạo ra một đất nước Peru mới, sẽ chấm dứt tình trạng mâu thuẫn nghiệt ngã nêu trên. Ông tuyên bố sẽ xây dựng lại hiến pháp và tăng thuế đối với các công ty khai thác. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, ông đã dịu giọng lại và gợi ý về một cách tiếp cận ôn hòa hơn, thân thiện với thị trường hơn.

Cầm một cây bút chì to bằng một cây gậy, biểu tượng của đảng Peru Libre của mình, ông Castillo phổ biến câu nói “Không còn nghèo ở một quốc gia giàu có”. Nền kinh tế của Peru đã chịu ảnh hưởng nẵng nề bởi đại dịch COVID-19 làm tăng mức nghèo đói lên gần một phần ba dân số và xóa bỏ thành quả của một thập niên phát triển.

Sự thiếu hụt của các dịch vụ y tế công cộng đã góp phần vào cuộc khủng hoảng đại dịch của đất nước, khiến quốc gia này có tỷ lệ tử vong trên đầu người cao nhất toàn cầu. Ông Castillo đã hứa sẽ sử dụng doanh thu từ lĩnh vực khai thác mỏ để cải thiện các dịch vụ công cộng, bao gồm giáo dục và y tế, những bất cập đã được đẩy lên cao hơn bởi đại dịch COVID-19.

“Những người không có ô tô nên có ít nhất một chiếc xe đạp”, ông nói với hãng tin Associated Press của Mỹ vào giữa tháng 4 tại ngôi nhà của mình ở Anguía, quận nghèo thứ ba của Peru.

Theo TTXVN

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nóng “đường đua” vào Nhà Trắng

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động cuộc đua tái tranh cử chưa từng có tiền lệ với lời kêu gọi người Mỹ chọn ông một lần nữa để “cứu vãn nền dân chủ”.

Cú huých 6 tỉ USD của ông Biden ở Bắc Ailen

Ông Joe Biden đã treo khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD trước mặt các nhà lãnh đạo Bắc Ireland với lời hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước với sự đầu tư của Mỹ nếu việc chia sẻ quyền lực được khôi phục.

Ấn Độ: Ông Rahul Gandhi vạ miệng

Một phiên tòa đang gây chú ý mạnh trong dư luận Ấn Độ, bị can trong vụ án là một chính khách nổi tiếng, ông Rahul Gandhi, con trai gia tộc Gandhi - gia tộc chính trị lớn nhất Ấn Độ.

“Donald Trump trong mắt bão”

Ngày 30-3-2023 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với việc lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị truy tố, không những vậy, ông còn là nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính giới Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ với “ngoại giao đường ống” ở Trung Á

Cuộc gặp 3 bên vào tháng 12/2022 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan đã cho thấy rằng Ankara có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối một vùng Trung Á giàu khí đốt với phương Tây.

Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?

Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao - biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.

Phe cực hữu Israel gây lo ngại cho đối tác Arab

Cây bút bình luận của tờ báo thiên tả Haaretz của Israel đã viết rằng Hiệp định Abraham, theo đó Israel được 4 quốc gia Arab, bao gồm cả UAE, công nhận vào năm 2020

Thách thức đang chờ Tổng thống Lula Da Silva

Ngày 1/1/2023, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, khi nhậm chức đã giàn giụa nước mắt tuyên thệ đưa đất nước Brazil thoát ra khỏi “thảm họa”

Nhật Bản: Nội các chính phủ lao đao vì bê bối

Những ngày cuối năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lại đối mặt với những trở ngại chính trị gay gắt sau khi Bộ trưởng Tái thiết của ông trở thành thành viên thứ tư trong nội các dính bê bối

Israel: Ông Netanyahu thành lập chính phủ cực hữu

Chính phủ liên hiệp cực hữu của ông Benjamin Netanyahu được thành lập vào phút cuối, chỉ vài tiếng trước khi hết thời hạn chót cho việc hình thành chính phủ.