Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 15-5-25 02:42:00

Thành phố thông minh - thành phố khởi nghiệp

0

Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin… cho thành phố thông minh thì việc xây dựng “hệ sinh thái khởi nghiệp” cũng là yếu tố quan trọng. Vì đây là cơ sở để có những doanh nghiệp tương lai với trình độ khoa học - công nghệ cao, sáng tạo.

 

Để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của địa phương, cần có sự chung tay của nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp. Trong ảnh: Hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Ảnh: HOÀNG PHẠM

Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ: Tạo mọi điều kiện cho khởi nghiệp

Với Chương trình chiến lược đột phá của Bình Dương đến năm 2021 (Binh Duong Navigator 2021, trọng điểm của dự án Thành phố thông minh Bình Dương), trong giai đoạn đầu tỉnh sẽ tập trung thiết lập, hỗ trợ thiết lập không gian sáng tạo với kế hoạch hành động Trung tâm doanh nhân và Sáng kiến (EIC); đồng thời triển khai thực hiện các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ thực hiện các chương trình, khóa đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp. Tỉnh cũng sẽ hỗ trợ, tài trợ vốn cho các dự án khởi nghiệp và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động và các cơ sở vườn ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp khoa học - công nghệ…

Qua hoạt động của EIC sẽ tạo không gian sẵn có, điều kiện về mặt bằng, cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong xã hội và trước mắt tập trung vào cộng đồng sinh viên của các trường đại học trên địa bàn tỉnh. Mô hình này đang được thử nghiệm tại trường Đại học Quốc tế Miền Đông, với sự hợp tác của Công ty BOSH, PHILIPS.

Ông Nguyễn Anh Thi, Giám đốc Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh: Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương - bước đi cho việc xây dựng thành phố thông minh

Đối với tỉnh Bình Dương, việc xây dựng thành phố thông minh là bước đi đúng, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Để có nền tảng vững chắc thì việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương mang yếu tố quan trọng, bởi lẽ đây là bộ khung để hình thành các doanh nghiệp có trình độ khoa học - công nghệ cao.

Những nội dung cơ bản của chương trình hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của địa phương cần được thiết kế xoay quanh các nội dung nhằm củng cố 5 yếu tố cốt lõi của hệ sinh thái khởi nghiệp (tài năng, vốn, văn hóa, luật pháp, mật độ hỗ trợ). Phải đưa các hoạt động đào tạo tư duy khởi nghiệp, nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực khởi nghiệp… từ bậc trung học phổ thông trở lên nhằm thúc đẩy khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, để hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp có hiệu quả thì địa phương cần phải chọn lựa một hay hai ngành dọc là thế mạnh của địa phương. Trong đó, các yếu tố của hệ sinh thái khởi nghiệp tương ứng đã có và tập trung hỗ trợ để củng cố, phát triển nhanh hơn, trong đó ưu tiên các ngành dọc có hệ sinh thái tương ứng từ giai đoạn 2 (giai đoạn xây dựng nền tảng) trở lên.

 Ông Peter Portheine, Giám đốc phát triển Tập đoàn Brainport (Hà Lan): Nhà trường - Vai trò khơi nguồn khởi nghiệp

Bên cạnh ý tưởng thành lập các doanh nghiệp mới thường đến từ những người đam mê kinh doanh, những người có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp thì việc đẩy mạnh các dự án nghiên cứu ở trường học đang gia tăng chính là nguồn các ý tưởng thành lập doanh nghiệp cả về số lượng, phạm vi và lĩnh vực.

Để trở thành thành phố thông mình, trong ngắn hạn Bình Dương phải phát triển thành thành phố công nghiệp hiện đại; trong đó lấy công nghiệp công nghệ cao, lấy tinh thần khởi nghiệp làm trọng tâm. Bình Dương cần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp gắn kết với các trường đại học, cơ sở dạy nghề. Làm sao để sinh viên ra trường, đụng tới máy móc là thao tác, vận hành được ngay...

HOÀNG PHẠM (lược ghi)

 

Phát sóng 5G phục vụ sự kiện vinh danh Top 7 cộng đồng thông minh thế giới ICF

Để đồng hành cùng tỉnh trong sự kiện Vinh danh Top 7 Cộng đồng thông minh Thế giới ICF, từ ngày 20 đến 21-6, Tập đoàn VNPT đã phối hợp tổ chức lắp đặt các trạm phát sóng 5G tại các địa điểm phục vụ cho sự kiện...

Lãnh đạo tỉnh tiếp đoàn Cục Hợp tác kinh tế, công nghiệp, và thương mại Nhật Bản

(BDO) Chiều nay (27-3), tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp đoàn công tác của Cục Hợp tác kinh tế, công nghiệp và thương mại Nhật Bản

Dấu ấn Becamex IDC trong thu hút vốn FDI

Từ những khó khăn ban đầu khi tái lập tỉnh, đến nay Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn cả nước.

Hội chợ công nghệ cao: Tạo ấn tượng mạnh với khách tham quan

Khai mạc sáng 11-10, Hội chợ Công nghệ cao WTA được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị- Triển lãm tỉnh Bình Dương đã tạo ấn tượng mạnh đối với các đại biểu, doanh nghiệp lẫn khách tham quan.

Bình Dương tham gia WTA tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp

Việc Bình Dương tham gia WTA sẽ tạo ra cơ hội gì cho doanh nghiệp (DN); Trong xu thế hội nhập, DN cần phải hành động như thế nào để phát triển... là những câu hỏi các DN đặt ra khi Bình Dương gia nhập WTA.

16 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc tham gia Hội chợ công nghệ cao WTA lần thứ 15

Trong khuôn khổ WTA Bình Dương 2018, sáng 11-10 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị tỉnh đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ công nghệ cao WTA lần thứ 15.

Bình Dương chú trọng phát triển công nghệ thông minh

Với việc xây dựng một trung tâm dữ liệu (data center) quy mô lớn và hệ thống internet cáp quang rộng khắp

Thành phố thông minh Bình Dương với mô hình “ba nhà”

Học tập từ thành phố Eindhoven, mô hình “ba nhà” áp dụng tại Bình Dương là mô hình thúc đẩy và chính thức hóa sự hợp tác mật thiết giữa chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các viện, trường học trong tỉnh...

Xây dựng thành phố thông minh: Nâng tầm vị thế Bình Dương lên tầm cao mới

Qua hơn 20 năm phát triển đặt ra cho Bình Dương bài toán về phát triển bền vững. Việc lựa chọn triển khai xây dựng thành phố thông minh theo mô hình “3 nhà” đã nâng tầm vị thế của Bình Dương trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.

Đại học Quốc tế Miền Đông: Đơn vị hạt nhân trong yếu tố “nhà trường” để xây dựng thành phố thông minh

Xây dựng thành phố thông minh, Bình Dương đã lựa chọn mô hình hợp tác “ba nhà” (Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp), trong đó nhà trường bao gồm các trường đại học, viện nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng