Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 30-4-25 17:04:27

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Thiết bị hỗ trợ cử động cơ thể ở bệnh nhân bị liệt bằng ý nghĩ

0

Ian Burkhart, một bệnh nhân 23 tuổi bị liệt toàn thân, đã có thể cử động cánh tay bằng ý nghĩ thông qua một thiết bị mới có chức năng như tủy sống làm cầu nối giữa não bộ và các cơ.

Các nhà khoa học từ Trung tâm Y tế Wexner thuộc đại học bang Ohio, Mỹ, và Viện Battelle, một tổ chức từ thiện áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ, đã hoàn tất thử nghiệm đầu tiên trên người với Neurobridge, một thiết bị cho phép những người bị liệt cử động được tay chân một cách chủ động. 

Thiết bị mới có chức năng như tủy sống làm cầu nối giữa não bộ và các cơ.

Thiết bị này rút ngắn việc kiểm soát cử động của cơ từ các tế bào não thông qua một quá trình gọi là nối tắt điện thần kinh nhân tạo.

“Điều này cũng tương tự như phẫu thuật ghép tim nhân tạo vậy, nhưng thay vì nối tắt mạch máu, chúng tôi nối tắt các tín hiệu điện thần kinh. Những tín hiệu này được thu thập từ não và được truyền thẳng tới các cơ,” trưởng nhóm nghiên cứu Chad Bouton cho biết.

Các xung động thần kinh từ não được truyền tới các cơ thông qua một thiết bị có dạng như tay áo gắn trên cơ thể người sử dụng. Neurobridge sẽ dự đoán và thực hiện cử động của người dùng chỉ trong một khoảnh khắc bằng cách sử dụng các thuật toán để giải mã hoạt động của não.

Phải mất tới gần 10 năm để nghiên cứu các thuật toán cũng như phần mềm và thiết kế trước khi thiết bị này sẵn sàng để thử nghiệm với Buckhart.

Cuộc thử nghiệm bắt đầu với ca phẫu thuật kéo dài 3 tiếng. Tại đây, bác sỹ Ali Rezai, nhà nghiên cứu khoa học thần kinh đại học Ohio, đã cấy vào thùy vỏ não chịu trách nhiệm vận động của Buckhart một con chip siêu nhỏ. Con chip này sẽ phiên dịch các tín hiệu não và gửi các tín hiệu này tới một thiết bị sử dụng phần mềm và cuối cùng là tới phần tay áo, nơi các tín hiệu được chuyển thành các cử động cơ.

Để được thử nghiệm thiết bị này, Buckhart cũng phải mất nhiều tháng để phục hồi lại phần cơ bị teo ở cánh tay. Các nhà khoa học sau đó đã sắp xếp các điện cực theo một thứ tự chính xác để tối đa hóa chức năng vận động cánh tay của Buckhart.

Bác sỹ Jerry Misiw, Trưởng khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng ở đại học bang Ohio, hết sức kinh ngạc với những gì thiết bị này làm được.

“Tôi đã giúp các bệnh nhân phục hồi chức năng cơ thể suốt bao nhiêu năm qua, và đây là một bước tiến dài giúp hỗ trợ công việc đó.”

Hiện tại, Neurobridge mới chỉ có thể giúp bệnh nhân cử động được cánh tay, nhưng viện Battelle đã phát triển một thiết bị kích thích thần kinh không xâm lấn cho phép các ngón tay cử động. Thiết bị này kết nối tới một phần mềm gọi là “tủy sống ảo” nhằm liên kết các tín hiệu khác nhau cần thiết cho những cử động phức tạp hơn như cầm nắm các đồ vật./.

(Theo VNA)

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU): Tiên phong sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Những năm qua, EIU đã đẩy mạnh việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy và thu hút các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp về Bình Dương

Đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ đề án thành phố thông minh

6 tháng đầu năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, từng bước hình thành lớp thứ hai và thứ năm trong đề án Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương.

Sở Khoa học và Công nghệ: Thẩm định 46 hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, 6 tháng đầu năm 2022 công tác quản lý chuyên ngành được triển khai mạnh mẽ.

Phát hiện chất trong bạch mộc hương có khả năng chống ung thư

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện bạch mộc hương (còn gọi là thổ trầm hương), một loài thực vật thuộc họ trầm, có khả năng ngăn các khối u ác tính phát triển.

Xuất hiện virus “siêu cảm lạnh” với các triệu chứng giống COVID-19

Theo các chuyên gia, giai đoạn dài không bị phơi nhiễm với các loại virus do biện pháp phong tỏa khiến hệ hô hấp quen với điều này, gián tiếp dẫn tới hệ miễn dịch suy yếu trước sự tấn công của virus.

Test nước bọt phát hiện COVID-19 nhanh hơn test dịch mũi họng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ở giai đoạn đầu nhiễm virus SARS-CoV-2, xét nghiệm nước bọt nhạy hơn nhiều so với dịch mũi họng, nhất là trước khi có triệu chứng.

Nguyên nhân khiến ca nhiễm tăng đột biến tại New Zealand và Hong Kong

Nghiên cứu các kết quả giải trình tự gene của SARS-CoV-2 tại New Zealand và Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy nguyên nhân chính khiến virus này tiếp tục lây lan là nhờ vào khả năng tiến hóa liên tục.

Vaccine ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận sau khi xem xét và đánh giá tình trạng của hơn 8 triệu người đã tiêm ít nhất một liều vaccine của AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna hoặc Johnson & Johnson.

Phát hiện mới về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ người mẹ mắc COVID-19

Cùng với kết quả dưới 2% trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu Anh không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 và việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Giới khoa học lý giải nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài

Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch do nhiễm virus khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể, dẫn đến tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.