Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 28-4-25 19:52:17

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Thiếu tá quân đội sáng chế robot rửa tay, sát khuẩn chống COVID-19

0

Thiếu tá Lê Mạnh Hùng với sản phẩm "Robot rửa tay, sát khuẩn". (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Sản phẩm robot rửa tay, sát khuẩn của Thiếu tá Lê Mạnh Hùng, kỹ thuật viên X-quang, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 211, Quân đoàn 3 đã đoạt giải A cuộc thi "Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ngành Quân y cấp toàn quân" được tổ chức tháng 4.

Sản phẩm mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, thân thiện với môi trường, không chỉ phục vụ trong các đơn vị của Quân đoàn 3 mà còn được nhiều trường học, bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai sử dụng.  

Thiếu tá Lê Mạnh Hùng cho biết, từ thực tế khi thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị, anh nhận thấy công tác kiểm soát người ra, vào bệnh viện có khá nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian cũng như cần nhiều nhân lực.

Do đó, anh đã có ý tưởng sáng chế robot rửa tay sát khuẩn nhằm tiết kiệm nhân lực, bảo vệ môi trường. 

Tranh thủ thời gian buổi tối sau khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc thời gian nghỉ ngơi, Thiếu tá Hùng bắt tay vào chế tạo mô hình robot rửa tay, sát khuẩn.

Với những kiến thức sẵn có trong công tác nghiên cứu kỹ thuật trước, anh đặt hàng linh kiện máy móc trên mạng về, lắp ráp mô hình theo sơ đồ, bản vẽ. Anh còn thiết kế tấm pin năng lượng mặt trời để robot có thể hoạt động ngoài trời hay những nơi không có nguồn điện.

Đầu tháng 4/2020, robot rửa tay, sát khuẩn đầu tiên được đưa vào sử dụng tại cổng Bệnh viện Quân y 211, Quân đoàn 3 ở thành phố Pleiku, Gia Lai.

Robot rửa tay, sát khuẩn được cấu tạo gồm máy bơm động cơ điện một chiều 2W, chạy với ắc quy 12V, mỗi lần bơm từ 0,5-5ml tùy cài đặt, máy bơm tự dùng, tự kết nối với lọ đựng dung dịch sát khuẩn 2 lít, kết nối với vòi phun dung dịch sát khuẩn dạng sương.

Mạch trễ điều khiển cảm biến hồng ngoại, khi đưa tay vào vị trí sẽ khởi động máy bơm. Ắcquy có kết nối với pin năng lượng mặt trời hoặc điện lưới (khi dã ngoại sử dụng pin năng lượng mặt trời, khi trong nhà dùng điện lưới).

Màn hình tivi cảm biến hồng ngoại phát âm thanh nội dung tuyên truyền về 5K. Cảm biến chuyển động hồng ngoại xác định có người đang di chuyển đến khu vực đặt robot trong bán kính 3-5m sẽ phát ra âm thanh: "Mời rửa tay, đo thân nhiệt, cảm ơn."

Máy đo nhiệt độ cơ thể có kết nối với máy vi tính, giúp nhân viên y tế ở khu vực tiếp nhận người khai báo có thể trực tiếp theo dõi thân nhiệt mà không cần tiếp xúc gần.

Đặc biệt, khi phát hiện người có nhiệt độ cao như sốt, máy liên tục phát ra âm thanh cảnh báo để cán bộ y tế biết.

Robot có thể sử dụng cố định ở văn phòng, cầu thang máy, hành lang hoặc di động dễ dàng tại các thao trường, hội trường để phục vụ công tác khử khuẩn. 

Thiếu tá Lê Mạnh Hùng còn tách riêng hệ thống máy rửa tay sát khuẩn nhanh tự động được thiết kế gọn, nhẹ, phù hợp môi trường y tế, tiết kiệm dung dịch rửa tay sát khuẩn.

Qua đó, người dùng tiết kiệm thời gian, tránh tiếp xúc bề mặt, hạn chế nguy cơ lây nhiễm để sử dụng trong các môi trường phòng làm việc hoặc lớp học. Toàn bộ máy rửa tay sát khuẩn nhanh tự động được bố trí trong hộp nhựa dài 30cm, rộng 20cm, ngang 11cm, dây nối dài 3m.

Đến thời điểm này, Thiếu tá Lê Mạnh Hùng đã hoàn thành 8 mô hình robot và 6 máy rửa tay sát khuẩn nhanh tự động. Tất cả đang được sử dụng hiệu quả tại các đơn vị nhận chuyển giao.

Cô Mai Thị Thúy Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (thành phố Pleiku) cho hay, nhà trường được Thiếu tá Lê Mạnh Hùng tặng một máy rửa tay sát khuẩn nhanh tự động. Máy được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2020 và đã phát huy tính ứng dụng cao.

Khi chưa có máy, trường phải huy động nhiều giáo viên phục vụ công tác đo thân nhiệt, xịt nước sát khuẩn trước cổng trường cho học sinh, giáo viên. Từ khi có máy, các giáo viên tiết kiệm được thời gian, không tập trung, ùn tắc học sinh trước cổng trường như trước đây.

Đại tá Trần Vương Linh, Giám đốc Bệnh viện Quân y 211, Quân đoàn 3 cho biết, Bệnh viện Quân y 211 được xem là "bệnh viện xanh" của tỉnh Gia Lai vì đây là một trong ít những bệnh viện không có bệnh nhân COVID-19.

Sáng kiến "Robot rửa tay sát khuẩn" của Thiếu tá Lê Mạnh Hùng đã có những đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại bệnh viện./.

Theo TTXVN

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU): Tiên phong sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Những năm qua, EIU đã đẩy mạnh việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy và thu hút các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp về Bình Dương

Đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ đề án thành phố thông minh

6 tháng đầu năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, từng bước hình thành lớp thứ hai và thứ năm trong đề án Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương.

Sở Khoa học và Công nghệ: Thẩm định 46 hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, 6 tháng đầu năm 2022 công tác quản lý chuyên ngành được triển khai mạnh mẽ.

Phát hiện chất trong bạch mộc hương có khả năng chống ung thư

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện bạch mộc hương (còn gọi là thổ trầm hương), một loài thực vật thuộc họ trầm, có khả năng ngăn các khối u ác tính phát triển.

Xuất hiện virus “siêu cảm lạnh” với các triệu chứng giống COVID-19

Theo các chuyên gia, giai đoạn dài không bị phơi nhiễm với các loại virus do biện pháp phong tỏa khiến hệ hô hấp quen với điều này, gián tiếp dẫn tới hệ miễn dịch suy yếu trước sự tấn công của virus.

Test nước bọt phát hiện COVID-19 nhanh hơn test dịch mũi họng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ở giai đoạn đầu nhiễm virus SARS-CoV-2, xét nghiệm nước bọt nhạy hơn nhiều so với dịch mũi họng, nhất là trước khi có triệu chứng.

Nguyên nhân khiến ca nhiễm tăng đột biến tại New Zealand và Hong Kong

Nghiên cứu các kết quả giải trình tự gene của SARS-CoV-2 tại New Zealand và Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy nguyên nhân chính khiến virus này tiếp tục lây lan là nhờ vào khả năng tiến hóa liên tục.

Vaccine ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận sau khi xem xét và đánh giá tình trạng của hơn 8 triệu người đã tiêm ít nhất một liều vaccine của AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna hoặc Johnson & Johnson.

Phát hiện mới về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ người mẹ mắc COVID-19

Cùng với kết quả dưới 2% trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu Anh không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 và việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Giới khoa học lý giải nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài

Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch do nhiễm virus khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể, dẫn đến tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.