Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 18-7-25 19:22:23
Hotline: 0274 383 347

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 13

0

Bộ đội Biên phòng giúp ngư dân thu dọn ngư lưới cụ đảm bảo an toàn tài sản. (Ảnh: TTXVN phát)

Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 1601/CĐ-TTg ngày 14/11/2020, chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 13.

Nội dung công điện như sau: Bão số 13 hiện nay mạnh hơn so với dự báo trước đây. Vào 7 giờ ngày 14/11, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17.

Đây là cơn bão rất mạnh, dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển và đất liền các tỉnh khu vực Bắc và Trung Trung Bộ từ hôm nay (ngày 14/11) đến ngày 15/11/2020.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương liên quan dừng các cuộc họp không thật sự cần thiết, tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó với bão theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1597/CĐ-TTg ngày 12/11/2020, tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt một số nhiệm vụ.

Đối với khu vực trên biển, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát, yêu cầu tất cả tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và về nơi tránh trú an toàn; đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản và các hoạt động khác trên biển.

Các lực lượng chức năng tổ chức, hướng dẫn neo đậu an toàn cho tàu thuyền; chủ động đưa tàu thuyền nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại tại nơi tránh trú; kiểm soát chặt chẽ việc cấm biển.

Thủ tướng yêu cầu rà soát, sơ tán người ra khỏi các khu vực nguy hiểm trên biển, ven biển, kiên quyết không để người ở lại trên chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, trên tàu thuyền tại nơi neo đậu khi bão đổ bộ vào. Trường hợp cần thiết phải cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Đối với trên đất liền và các đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, tổ chức chằng chống, gia cố nhà cửa, kho tàng, trụ sở, trường học, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cột tháp cao..., hạn chế thiệt hại do bão.

Khẩn trương sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm (trong các nhà không an toàn, khu vực có nguy cơ ngập sâu, sạt lở, lũ quét...) đến nơi an toàn.

Thủ tướng yêu cầu triển khai phương án bảo vệ công trình đê điều, hồ đập, công trình hạ tầng quan trọng; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố. Tổ chức vận hành an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, không để xảy ra sự cố gây thiệt hại tính mạng, tài sản của nhân dân.

Các địa phương, lực lượng chức năng triển khai biện pháp hạn chế người, phương tiện hoạt động trên đường trong thời gian bão đổ bộ; tổ chức kiểm soát, điều tiết, hạn chế phương tiện đi vào vùng dự kiến bão ảnh hưởng.

Các bộ, ngành, địa phương liên quan tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thường trực để sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin để người dân, chính quyền cơ sở biết, chủ động phòng, chống, giảm thiệt hại do bão, lũ.

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng của bão bố trí lực lượng hỗ trợ sơ tán người dân, sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai các biện pháp cụ thể ứng phó với bão; tổ chức các đoàn công tác trực tiếp đến các địa phương trọng điểm dự kiến bão đổ bộ để chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó với bão; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền./.

Theo TTXVN

Từ khóa: bão số 13

Thủ tướng: Không để gián đoạn việc chỉ đạo ứng phó thiên tai khi sáp nhập tỉnh

Thủ tướng chỉ thị tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình thực hiện sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thời tiết ngày 14-6: Bão số 1 di chuyển theo hướng Bắc, có khả năng suy yếu dần

Hồi 4 giờ ngày 14-6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 150km về phía Đông.

Thời tiết ngày 13-6: Bão liên tục đổi hướng, vùng gần tâm giật cấp 13

Bão đổi hướng liên tục, gió mạnh cấp 13, ảnh hưởng lớn đến Bắc Bộ, Trung Bộ và các vùng ven biển, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, mưa lớn trên nhiều khu vực trên cả nước

Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sang ngày 12-6 có khả năng mạnh lên thành bão; Bắc Bộ mưa dông vài nơi; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi mưa rất to.

Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Theo dự báo, đến 4 giờ ngày 11-6, vị trí áp thấp nhiệt đới ở cách khu vực Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Thời tiết ngày 9-6: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông

Thủ đô Hà Nội nhiều mây, chiều và đêm có mưa rào và dông, có nơi mưa to; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C, nhiệt độ cao nhất 31-33 độ C.

Thời tiết ngày 7-6: Nắng nóng gay gắt diện rộng, có nơi trên 38 độ C

Khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Từ ngày 6-14.6, nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối và đêm mưa dông

Từ đêm 6-6 đến 14-6, khu vực Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi. Riêng từ đêm 8-9.6 có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp chống ô nhiễm nhựa

Sáng 5-6, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Dầu Tiếng tổ chức Ngày hội môi trường năm 2025 hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa”.

Nỗ lực vì môi trường xanh, phát triển bền vững

Trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, Bình Dương luôn nỗ lực để hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.