Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 5-5-25 01:06:17

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về chống dịch COVID-19

0

Chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc xem xét danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ và đưa ra các quyết sách mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, tính đến 12h ngày 22/4, thế giới ghi nhận hơn 2,557 triệu trường hợp mắc tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ; 177.641 trường hợp tử vong.

Tại Việt Nam, từ ngày 17/4 không ghi nhận trường hợp mắc mới kể; 222 trường hợp đã khỏi bệnh, chiếm 83% tổng số bệnh nhân. Ba bệnh nhân diễn biến nặng (số 20, 91, 161) đang được điều trị tích cực và đã có tiến triển trong những ngày gần đây.

Liên quan đến trường hợp bệnh nhân số 268 ghi nhận tại Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, tỉnh đã lấy 358 mẫu xét nghiệm, trong đó 302 mẫu có kết quả âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.

Ban Chỉ đạo Quốc gia đã theo dõi sát diễn biến dịch bệnh thời gian qua, tham khảo dự báo, phân tích và đề xuất của các nhà khoa học, nhóm chuyên gia và thống nhất tiêu chí các ca bệnh phát hiện tại cộng đồng là yếu tố quan trọng trong phân loại địa phương theo nhóm nguy cơ.

Cụ thể: Nhóm nguy cơ cao là các địa phương còn ca mắc tại cộng đồng trong vòng 14 ngày; nhóm có nguy cơ là các địa phương có ca mắc tại cộng đồng trong khoảng thời gian từ 15 đến 28 ngày; nhóm nguy cơ thấp là các địa phương trên 28 ngày không ghi nhận ca mắc tại cộng đồng.

Tổng hợp các tiêu chí và phân tích tổng thể về dịch tễ học, Ban Chỉ đạo đề xuất danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ.

Cụ thể: Nhóm nguy cơ cao có Hà Nội; nhóm nguy cơ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang; nhóm nguy cơ thấp là 59 địa phương còn lại.

Kiến nghị đối với nhóm nguy cơ cao là tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 1 tuần nữa (đến hết 30/4/2020). Tuy nhiên, kiến nghị Thủ tướng cho phép Chủ tịch UBND Thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Đối với nhóm có nguy cơ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch .

Đối với nhóm nguy cơ thấp, các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng.

Ngoài ra, với các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, có nhiều lao động tự do ở các thành phố lớn… cần hết sức chú trọng công tác phòng chống dịch cho các khu vực này.

UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế; tăng cường lấy mẫu những bệnh nhân có các triệu chứng của cảm cúm; người lao động tự do; người yếu thế; công nhân ở các khu nhà trọ làm xét nghiệm để phát hiện sớm, khoanh vùng, dập dịch.

Theo chinhphu.vn

Từ khóa: dịch COVID-19

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Trung tâm Hoạt động thanh niên tỉnh: Hỗ trợ doanh nghiệp quy trình test nhanh Covid-19

(BDO) Ngày 16-10, Trung tâm Hoạt động thanh niên tỉnh đã tổ chức hướng dẫn quy trình test nhanh Covid-19 tại các công ty nhằm hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp hoạt động trở lại vẫn bảo đảm phòng chống dịch bệnh.

TP.Thủ Dầu Một: Tăng cường kiểm tra việc phòng, chống Covid-19

(BDO) Tối 11-7, 14 phường của TP.Thủ Thủ Dầu Một đã đồng loạt ra quân kiểm tra, siết chặt địa bàn trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Thực hiện giãn cách xã hội đối với thị trấn Dầu Tiếng

Huyện Dầu Tiếng quyết định chính thức áp dụng thực hiện giãn cách xã hội toàn thị trấn Dầu Tiếng kể từ 18 giờ ngày 7-7 cho đến khi có thông báo mới.

Bình Dương yêu cầu người về từ TP.Hồ Chí Minh phải cách ly y tế tại nhà trong thời gian 7 ngày

(BDO) Ngày 7-7, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký văn bản số 3069/UBND-VX về việc triển khai Công văn số 5389/BYT-MT ngày 7-7 của Bộ Y tế

Việt Nam có thêm 50 ca mắc mới Covid-19

Việt Nam có 50 ca mắc mới, trong đó 50 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (40), Long An (7), Bắc Giang (3); trong đó 43 ca được phát hiện trong khu đã được phong tỏa.

Truy vết F1,F2 liên quan ca F0 tại Công ty TNHH Giày Kim Xương

(BDO) Tối 15-6, ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.Thủ Dầu Một, cho biết lúc 12 giờ 25 phút ngày 14-6

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 31/5

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phong tỏa trong vòng 2 tuần đối với quận Gò Vấp và một phường ở quận 12. Những nơi còn lại giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Sáng 16/5, ghi nhận 127 ca mắc mới trong khu vực cách ly, phong tỏa

Sáng 16/5, Việt Nam ghi nhận 127 ca mắc mới tại Bắc Giang (98 ca), Bắc Ninh (23 ca), Điện Biên (5 ca), Hòa Bình (1 ca) đều được cách ly từ trước hoặc nằm trong khu phong tỏa.

Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong 12 giờ qua

Tính từ 18 giờ ngày 1/5 đến 6 giờ ngày 2/5,Việt Nam tạm thời không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, hiện tổng số ca mắc ở nước ta vẫn là 2.942.

Sáng 11-4, không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, gần 60.000 người đã tiêm vaccine

Tính từ 18 giờ ngày 10/4 đến 6 giờ ngày 11/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, ngày 10/4 đã có thêm 211 người được tiêm chủng vaccine Covid-19.