Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 11-5-25 18:52:30

Thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

0

 LTS: Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số (CĐS) hiện đang là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Đối với hệ thống DN, CĐS sẽ tác động tích cực và hiệu quả đến năng suất lao động, công tác quản lý, văn hóa DN, mô hình kinh doanh.  

Kỳ 1: Xu thế tất yếu của doanh nghiệp

 Để phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bắt buộc các DN cần phải tận dụng những tiện ích do CĐS mang lại. Thực tế cho thấy, CĐS là xu thế tất yếu trong DN và nó đã mang lại hiệu quả to lớn.

 Kho Logistics hiện đại của TBS Group vận hành dưới hệ thống SAP

Hiệu quả mang lại to lớn

CĐS (Digital Transformation) DN là thay đổi phương thức làm việc, sản xuất thông qua sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số như: Big data, IoT (internet vạn vật hay vạn vật kết nối), điện toán đám mây… vào hoạt động của mỗi đơn vị, DN nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những hiệu quả cao hơn, những giá trị mới hơn. CĐS còn mang đến sự thay đổi về văn hóa của đơn vị, DN, đòi hỏi sự liên tục cập nhật cái mới, hiện đại. Mục đích mà các DN CĐS thường hướng tới là: Tăng tốc độ mở rộng thị trường, tăng vị trí cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất lao động, mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

Để CĐS, các DN sản xuất đều phải thực hiện một quá trình, bao gồm: Phân tích dữ liệu nâng cao, tự động hóa quy trình và ứng dụng thành tựu công nghệ như: IoT và AI - Machine Learning (trí tuệ nhân tạo - máy học). Trong đó, việc phân tích dữ liệu nâng cao chính là tận dụng dữ liệu để xác định, kết hợp với công nghệ IoT kiểm soát tình trạng hoạt động của thiết bị, xác lập kế hoạch bảo trì thiết bị, dây chuyền sản xuất bảo đảm hoạt động ổn định nhằm tiết kiệm được chi phí khi phải xử lý sự cố liên quan đến hệ thống thiết bị sản xuất. Bên cạnh đó, việc phân tích dữ liệu nâng cao và dự báo còn giúp cho việc tối ưu trong quản lý sự phụ thuộc giữa các bộ phận, giúp cho việc điều phối nhân công diễn ra dễ dàng và chính xác hơn.

Theo ông Lê Huy Luyện, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Hệ thống thông minh - SmartSystem: CĐS trong DN sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, không chỉ nâng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN hiện tại mà qua đó cũng sẽ hình thành những mô hình sản xuất, kinh doanh mới. Từ thực tế đó, DN cần phải nhanh chóng triền khai các giải pháp phù hợp mới tạo được sức cạnh tranh tốt trên thương trường. “Là đơn vị xây dựng và cung cấp các giải pháp CĐS cho DN, chúng tôi mong muốn các DN sản xuất hợp tác mạnh mẽ hơn, cùng chia sẻ thông tin trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, nhu cầu CĐS của DN Bình Dương là rất lớn. Đây là thị trường khá hấp dẫn cho DN cung ứng giải pháp CĐS”, ông Luyện nói.

Nhiều kết quả khả quan

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, hệ thống DN tỉnh Bình Dương cũng đã nỗ lực thực hiện các giải pháp để CĐS với những kỳ vọng về sự phát triển bền vững trong xu thế hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay. Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn nhiều bất cập và chưa đồng đều giữa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực có vốn đầu tư trong nước. Nếu khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tiến hành nhanh chóng, hiệu quả thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước, mà trong đó khu vực kinh tế tư nhân, quá trình CĐS còn chậm, thậm chí còn yếu. Việc CĐS thực sự chỉ được một số DN lớn có đủ tiềm lực tài chính mạnh mẽ để đầu tư, trong khi DN vừa và nhỏ chỉ đang ở mức khởi động.

Ông Trần Thành Trọng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sáng Ban Mai, Chủ tịch Hiệp hội Cơ điện Bình Dương chia sẻ: Hiện nay trong hiệp hội, việc CĐS chỉ có một số ít thành viên thực hiện, mà cũng mới chỉ thực hiện được một số hạng mục như số hóa dữ liệu, sử dụng phần mềm cho từng bộ phận riêng lẻ chức năng chứ chưa tạo được sự đột phá mới.

Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phẩn Sản xuất - Thương mại - Đầu tư Thái Bình (TBS Group), Chủ tịch Hiệp hội Giày Việt Nam cho rằng: Ngành giày Bình Dương có quy mô đầu tư lớn, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm 40-50% giá trị của cả nước nhưng việc CĐS số trong hệ thống DN chưa ngang tầm dù ai cũng đã thấy tầm quan trọng của quá trình CĐS và hiệu quả của quá trình này mang lại.

Qua tìm hiểu tại các DN cho thấy, quá trình CĐS chậm là do việc áp dụng công nghệ số vẫn mang tính cục bộ và rời rạc do thiếu mục tiêu, kế hoạch, cũng như chiến lược thực hiện. Đây là rào cản lớn nhất với các DN khi triển khai CĐS. Các DN trong nước có quy mô vừa và nhỏ, năng lực công nghệ còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực dành cho CĐS còn hạn chế nên chủ yếu sử dụng các phần mềm, công nghệ sẵn có của nước ngoài để tùy biến, phát triển. Bên cạnh đó, hành lang chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính phủ điện tử, các giao dịch, thủ tục hành chính trên nền tảng số vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đây cũng là các thách thức, hạn chế cho DN khi xác định chiến lược, xây dựng kế hoạch CĐS… (Còn tiếp)

 Theo ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Lãnh đạo tỉnh và các ngành hữu quan xem CĐS trong DN là nhiệm vụ trọng yếu cần tập trung hướng dẫn, hỗ trợ DN trong thời kỳ Bình Dương bước vào giai đoạn tăng tốc phát triển một nền công nghiệp hiện đại và cạnh tranh cao trong giai đoạn hội nhập. Với sự linh động, tích cực tạo điều kiện CĐS của UBND tỉnh cùng các sở, ban ngành, hy vọng hệ thống DN Bình Dương sẽ hoàn thành việc CĐS trong lĩnh vực kinh tế cũng như các lĩnh vực khác nhằm bảo đảm hoàn thành mục tiêu quốc gia về CĐS và xứng đáng là một hình mẫu phát triển trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 TUẤN ANH

XEM NHIỀU

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh công tác số hóa dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cắt giảm giấy tờ trong giải quyết thủ tục dịch vụ công về lĩnh vực cư trú.

Triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, chính quyền số

Sáng 18-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số, Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Bình Dương: Chỉ số chuyển đổi số xếp hạng 7/63, tăng 12 bậc

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số chuyển đổi số năm 2023 (Chỉ số DTI) của Bình Dương tăng 12 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên vào Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chỉ số DTI.

Ngành thông tin và truyền thông: Hành trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số

Trong suốt 20 năm thành lập và phát triển, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số.

Triển khai chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị

Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hơn 14.000 người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số

Chiều 23-12, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch “Đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (ban chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024.

Chuyển đổi số: Hướng tới cộng đồng, đổi thay đời sống

Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa vời mà trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hành chính công cho đến sản xuất, kinh doanh, giáo dục và y tế.

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng: Bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số

Trong 4 ngày (13, 14, 15 và 16-12), tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tỉnh Bình Dương năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chú trọng xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Chiều 16-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin tỉnh Bình Dương năm 2024”.