Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 27-7-25 14:06:04

Thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết

0

Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương bố trí lực lượng, thiết bị, phương tiện tuần tra, kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến biên giới; tăng cường kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu.


Kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu dịp cuối năm.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký văn bản 133/KH-BCĐ389 ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Kế hoạch nhằm tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương chủ động, kịp thời kiểm soát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu

Nhiệm vụ chung của Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương là xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 theo lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách.

Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương chủ động phương án bố trí lực lượng, thiết bị, phương tiện tuần tra, kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến biên giới; cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới để ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa vào nội địa; trong đó tập trung vào hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng xuất nhập khẩu có điều kiện, hàng thuế suất cao, hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Ban Chỉ đạo 389 chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn mới về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả; xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm để tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát theo lĩnh vực, địa bàn.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu, hàng hóa có nhu cầu cao phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; trong đó tập trung kiểm soát chặt chẽ các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, đại lý, sàn thương mại điện tử (đặc biệt là sàn giao dịch giá rẻ xuyên biên giới), các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok...) mua, bán trực tuyến, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh để mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...

Thành lập các đoàn, tổ công tác liên ngành tăng cường kiểm tra

Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương thành lập các đoàn, tổ công tác liên ngành tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các lực lượng chức năng, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai các biện pháp đấu tranh hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách.

Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hiệu quả tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả; thực hiện nghiêm việc chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra khi phát hiện các dấu hiệu tội phạm qua công tác thanh tra, kiểm tra của Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả tới người dân (trọng tâm là các tỉnh biên giới, dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi...) tuyệt đối chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật; nâng cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm tới các lực lượng chức năng có thẩm quyền nếu phát hiện các dấu hiệu nghi vấn.

Tăng cường chống thất thu thuế đối với sàn thương mại điện tử

Kế hoạch cũng phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng Ban Chỉ đạo 389 các bộ.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính có nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng hải quan tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm chắc địa bàn; triển khai áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, bưu điện, chuyển phát nhanh quốc tế, đường sắt liên vận quốc tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới... thuộc địa bàn hoạt động hải quan.

Lực lượng hải quan tăng cường lực lượng, thiết bị kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, hành lý của hành khách và phương tiện xuất nhập cảnh; xây dựng và triển khai các phương án cụ thể nhằm đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, rửa tiền.

Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Cục Thuế các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của tổ chức, cá nhân nộp thuế; chống gian lận thương mại về thuế, trốn thuế đối với các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro; quản lý chặt chẽ hoạt động sử dụng hoá đơn... Tăng cường quản lý thuế, chống thất thu thuế đối với các lĩnh vực có rủi ro cao như: sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng số; hoàn thuế, miễn giảm, gia hạn tiền thuế, chuyển giá...

Không để tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương tham mưu Bộ Công Thương chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu các mặt hàng thiết yếu, nhất là những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động nhiều về giá trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tập trung tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, thương mại điện tử, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng...

Ban Chỉ đạo 138 Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an toàn quốc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, triển khai các biện pháp nghiệp vụ kịp thời phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các đối tượng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung tại các tuyến biên giới đất liền phía Bắc, miền Trung, Tây Nam bộ và tại thị trường nội địa các đô thị lớn...

Ban Chỉ đạo 389 các địa phương chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương các cấp nắm chắc tình hình địa bàn quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, không để phát sinh các kho, bãi, điểm trung chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hoạt động lợi dụng môi trường thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.../.

Theo TTXVN

Liên tục đi lên, giá xăng RON95-III chiều nay cộng thêm gần 300 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 26/6, giá xăng E5 RON92 tăng 280 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 263 đồng/lít. Ngoài ra, giá dầu diesel tăng 551 đồng/lít; dầu hỏa tăng 494 đồng/lít song dầu mazut giảm 374 đồng/kg.

Giá vàng cùng đi lên, thương hiệu SJC lên gần mốc 120 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước cùng đi lên phiên mở cửa sáng 26/6, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm 300.000 đồng mỗi lượng, còn vàng nhẫn tại các doanh nghiệp cũng điều chỉnh từ 300.000-500.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC giữ ổn định, tỷ giá tại ngân hàng giảm trong phiên sáng đầu tuần

Giá vàng SJC giữ ổn định ở ngưỡng 119,7 triệu đồng mỗi lượng phiên mở cửa sáng đầu tuần (23/6), trong khi vàng nhẫn tại các doanh nghiệp trong nước tăng, giảm khác nhau.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON95-III lên sát 21.300 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 19-6, xăng E5 RON92 tăng 1.169 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 1.277 đồng/lít. Ngoài ra, dầu diesel tăng 1.456 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.412 đồng/lít và dầu mazut cộng thêm 1.182 đồng/kg.

Hai thương hiệu vàng trong nước tăng 500.000 đồng phiên đầu tuần

Giá vàng và tỷ giá USD tăng mạnh sáng 16-6, vàng trong nước lên tới hơn 120 triệu đồng/lượng, thị trường diễn biến sôi động.

Tiếp tục tăng mạnh, giá vàng SJC lên ngưỡng 120,5 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước tăng mạnh phiên mở cửa sáng 13/6, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm 1,5 triệu đồng mỗi lượng còn vàng nhẫn cũng được các doanh nghiệp nâng thêm 1,2 triệu đồng mỗi lượng.

Giá xăng RON95-III tăng 3 lần liên tiếp, lên sát ngưỡng 20.000 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 12-6, giá xăng E5 RON92 tăng 199 đồng mỗi lít; xăng RON95-III tăng 269 đồng/lít. Ngoài ra, dầu diesel tăng 280 đồng/lít; dầu hỏa tăng 227 đồng/lít và dầu mazut cộng thêm 283 đồng/kg.

Bảo đảm hàng hóa dồi dào, giá ổn định

Dịp lễ 30-4, các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Bình Dương tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động giải trí nhằm thu hút khách hàng.

Giá vàng trong nước tăng 3 triệu đồng, lấy lại mức 117 triệu đồng mỗi lượng

Do giá vàng thế giới tăng mạnh tới 46 USD so với chốt phiên trước, dao động quanh ngưỡng 3.373 USD/ounce nên đã kéo giá vàng trong nước tăng tới 3 triệu đồng mỗi lượng phiên sáng nay.

Giá vàng sáng 19-4 giảm mạnh sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc

Công ty SJC và Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng ở mức 113,5-117,5 triệu đồng/lượng, giảm 3,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 2,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên hôm qua.