Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 14:21:27

Tiêm vaccine COVID-19 bao lâu thì phát huy tác dụng phòng bệnh?

0

 

Dù đã tiêm vaccine COVID-19 người dân vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt 5K và các biện pháp phòng dịch. Ảnh: Phạm Đông.

Tiêm vaccine COVID-19 Pfizer cần ít nhất 7 ngày sau tiêm liều thứ hai để tạo ra kháng thể miễn dịch. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch đạt được từ ít nhất là 14 ngày sau liều thứ hai.

Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả bảo vệ 95%. Đối với vaccine Moderna, tỉ lệ hiệu quả là 94,1%. Johnson & Johnson phát hiện ra rằng vaccine đơn liều của họ có hiệu quả 66% trong việc ngăn ngừa bệnh từ trung bình đến nặng và 85% hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng. Tuy nhiên, khả năng tạo ra miễn dịch với COVID-19 sẽ mất nhiều thời gian, ngay cả sau khi tiêm chủng.

Theo William Lang, Giám đốc y tế của công ty World Clinic, cơ thể không có khả năng tạo ra miễn dịch ngay sau khi tiêm vaccine. Ông Lang chia sẻ trên tạp chí Verywell: “Cơ thể cần thời gian để tạo ra đủ kháng thể cho bất kỳ loại vaccine nào".

Liều lượng vaccine ảnh hưởng đến miễn dịch như thế nào?

Hiệu quả trong thử nghiệm giai đoạn 3 của Johnson & Johnson cho thấy vaccine có khả năng tạo ra kháng thể ít nhất 28 ngày sau khi tiêm chủng bằng mũi tiêm một liều.

Đôi khi, một lần tiêm là không đủ để tạo ra miễn dịch. Cả vaccine Pfizer và Moderna đều bao gồm hai mũi tiêm. Liều thứ hai của Pfizer được tiêm 21 ngày sau liều đầu tiên. Trong khi liều thứ hai của Moderna được tiêm 28 ngày sau mũi đầu tiên.

Đối với vaccine Pfizer, hiệu quả kháng thể được tạo ta mất ít nhất bảy ngày sau tiêm liều thứ hai. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch chỉ đạt được từ ít nhất 14 ngày sau liều thứ hai.

"Để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, bạn thường phải dùng hai liều" - Lang nói.

Tuân thủ biện pháp phòng dịch sau tiêm vaccine

Theo William Moss, Giám đốc điều hành của Trung tâm Tiếp cận Vaccine Quốc tế tại Đại học John Hopkins ở Baltimore, bang Maryland, Mỹ, điều quan trọng là mọi người phải tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả khi đã tiêm phòng.

Ngay cả sau khi tiêm chủng, một phần lớn dân số có thể không được bảo vệ vì vaccine không có hiệu quả 100% đối với COVID-19.

“Nếu hiệu quả đạt được là 95%, 5% số người được chủng ngừa sẽ không được bảo vệ sau khi tiêm chủng. Điều đó nghe có vẻ là một tỉ lệ nhỏ, nhưng khi bạn tiêm chủng cho hàng triệu người, đó là một số lượng lớn” - ông Moss nói.

Johnson & Johnson đã công bố dữ liệu cho FDA cho thấy vaccine này có thể ngăn ngừa triệu chứng nặng. Vaccine Pfizer/BioNTech có thể mang lại lợi ích tương tự.

Sau tiêm liều đầu tiên đã có kháng thể chưa?

Pfizer báo cáo rằng vaccine mang lại hiệu quả 50% với khoảng ba tuần giữa liều vaccine đầu tiên và liều thứ hai. Moss giải thích rằng vẫn có khả năng bị nhiễm COVID-19 trong khoảng thời gian 3 tuần giữa hai liều tiêm đó. Tuy nhiên, nó sẽ phụ thuộc vào việc mọi người có tiếp tục tuân theo các nguyên tắc phòng dịch COVID-19 hay không.

Moss cho biết: “Khả năng mắc COVID-19 giữa hai liều là một biểu hiện cho biết mức độ lây truyền dịch mạnh mẽ như thế nào trong một khu vực cụ thể. Và thực tế, khả năng mắc COVID-19 giữa hai liều tiêm không phải hiếm trong đại dịch. Các thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu cần được tiến hành trong một thời gian khá dài để đánh giá khả năng miễn dịch lâu dài của vaccine”.

Theo laodong.vn

Từ khóa: vaccine COVID-19

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 ở trẻ em đạt tỷ lệ thấp

Chiều 8-9, UBND tỉnh tổ chức họp trực tuyến với các huyện, thị, thành phố về báo cáo tiến độ, kết quả tiêm ngừa Covid-19 và công tác thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg...

Toàn tỉnh đã triển khai tiêm hơn 7 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19

Tính đến sáng 2-8, toàn tỉnh đã triển khai tiêm 7.054.472 liều vắc xin ngừa Covid-19 cho người dân, trong đó đã tiêm được 182.945 liều cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi, 334.723 liều cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi...

Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang trong tiêm vắc xin ngừa Covid-19

Chiều 22-6, ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 4 cho công nhân

Bắt đầu từ ngày 15-6 đến 30-6, tỉnh Bình Dương tổ chức tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 4 cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tùy vào tình hình thực tế, kế hoạch tiêm có thể kéo dài trong suốt tháng 7-2022.

WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc

WHO khẳng định vaccine Convidecia đáp ứng các tiêu chuẩn của WHO về khả năng bảo vệ chống lại bệnh COVID-19 và lợi ích của việc tiêm vaccine này lớn hơn so với rủi ro.

Đồng loạt tiêm vét các mũi vắc xin ngừa COVID-19 cho người lao động

(BDO) Từ ngày 18 đến ngày 31-5, Bình Dương tổ chức triển khai đồng loạt tiêm vét vắc xin ngừa COVID-19 mũi 1, mũi 2, hoàn thành mũi 3 và mũi 4 cho người lao động

WHO: Tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ 4 bảo vệ tốt cho người nguy cơ cao

WHO cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng liên quan đến giá trị của mũi vaccine tăng cường đối với các nhóm đối tượng gồm nhân viên y tế, những người trên 60 tuổi và những người có hệ miễn dịch kém.

Tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 và tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi

Từ ngày 17 đến ngày 21-5, Ngành Y tế tỉnh tổ chức đồng loạt chiến dịch tiêm chủng mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi và mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên. Vắc xin tiêm trong đợt này là vắc xin Moderna.

Tunisia ngừng sử dụng vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson

Khuyến cáo hạn chế sử dụng vaccine Janssen của FDA dựa trên kết quả của một nghiên cứu gần đây chứng minh vaccine Janssen đã gây ra cục máu đông đối với một số người ở một vài quốc gia trên thế giới.

Các hãng vaccine COVID-19 chuyển hướng sang sản xuất mũi tăng cường

Trong năm tới, phần lớn các vaccine ngừa COVID-19 sẽ là mũi vaccine tăng cường hoặc mũi vaccine đầu tiên dành cho trẻ em vốn vẫn đang được cấp phép sử dụng trên toàn thế giới.