Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 18-7-25 04:16:54
Hotline: 0274 383 347

Tổng thống Putin đưa nước Nga trở lại trung tâm bàn cờ quốc tế

0

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại khóa họp lần thứ 70 Đại Hội đồng Liên hợp quốc ở New York. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu sáng kiến thành lập một liên minh quốc tế mới, không phải là liên minh do Mỹ đứng đầu, nhằm chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã thu hút sự chú ý đặc biệt tại khóa họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc.

Với sáng kiến này, Tổng thống Putin đã đưa nước Nga trở lại trung tâm bàn cờ quốc tế sau khi bị các nước Phương Tây cô lập vì vấn đề xung đột ở Ukraine.

Rõ ràng, từ nhiều tuần qua, Nga đã giữ thế thượng phong trong hồ sơ Syria qua việc tăng cường mạnh mẽ viện trợ quân sự cho chính quyền của Tổng thống Bashar Al Assad, tiếp đó là cùng với Iraq, Iran và Syria thành lập một trung tâm tình báo ở Baghdad để chiến dịch chống IS hiệu quả hơn.

Liên minh chống IS mới do Nga khởi xướng được truyền thông gọi là "4+1," gồm Nga, Iran, Iraq và Syria cùng với lực lượng Hezbollah, trong đó Nga đóng vai trò nổi bật.

Những động thái trên của Nga càng làm cho Mỹ và các đồng minh châu Âu cảm thấy sốt ruột khi mà chiến dịch quân sự của phương Tây chống IS dường như không hiệu quả.

Từ một năm nay, liên minh quân sự gồm Mỹ và khoảng 60 nước châu Âu, Arab tiến hành không kích các căn cứ của IS tại Syria và Iraq. Thế nhưng, theo giới quan sát, tất cả các hoạt động quân sự nói trên đều không ngăn cản được sự lớn mạnh của lực lượng thánh chiến.

Theo giới tình báo Mỹ, từ năm 2011 đến nay, đã có gần 30.000 chiến binh nước ngoài tới Syria và Iraq, nhiều gấp đôi so với con số thẩm định được đưa ra cách đây một năm.

Trước sự bế tắc trên thực địa và sau 4 năm xung đột quân sự ở Syria làm hơn 240.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải chạy lánh nạn sang châu Âu, Nga muốn chứng minh rằng chỉ có chế độ của Tổng thống Assad, chứ không phải các nhóm đối lập vốn thiếu sự đoàn kết và thống nhất (được sự hậu thuẫn của Mỹ và liên minh quân sự), mới có thể đánh bại được IS và khôi phục hòa bình cho Syria.

Tại diễn đàn Liên hợp quốc, Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng sẽ là một sai lầm lớn nếu từ chối hợp tác với chính phủ Syria và lực lượng vũ trang của họ, vốn đang đương đầu một cách dũng cảm với chủ nghĩa khủng bố.”

Đây cũng chính là điểm khác biệt trong quan điểm của Nga và Mỹ về hồ sơ Syria. Trong nhiều năm qua, Mỹ và Phương Tây luôn đưa ra điều kiện tiên quyết là Tổng thống Assad phải ra đi ngay lập tức và vô điều kiện. Trong khi đó, Nga vẫn muốn duy trì vai trò của Tổng thống Assad trên sân khấu chính trị quốc gia Trung Đông này.

Lập trường trên của Moskva ngày càng được nhiều nước tán đồng, đứng đầu là Iran.

Dù Mỹ vẫn tỏ thái độ cứng rắn với ông Assad, nhưng Pháp, Đức, Anh gần đây đã mềm dẻo hơn khi không còn coi việc ông Assad phải ra đi là điều kiện tiên quyết để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài.

Liên quân quốc tế do phương Tây khởi xướng nhận thức được rằng chiến lược của họ, với trọng tâm là dựa vào lực lượng nổi dậy “ôn hòa” để chống IS, đã thất bại.

Cuộc khủng hoảng người di cư, chủ yếu bắt nguồn từ tình hình hỗn loạn tại Trung Đông-Bắc Phi, trở nên nghiêm trọng hơn và nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngày càng phức tạp. Vì thế, có lẽ các nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng việc sớm chấm dứt xung đột tại Syria có ý nghĩa quan trọng hơn việc ai sẽ lãnh đạo quốc gia này trong tương lai khi mà cả châu Âu đang lâm vào khủng hoảng người di cư và sẽ không thể có lối thoát nếu xung đột ở Syria không chấm dứt.

Sự can dự tích cực của Nga vào vấn đề Syria buộc Phương Tây phải chấp nhận sự tham gia của họ trong một giải pháp ngoại giao.

Ngay cả Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải thừa nhận sẽ là “vô trách nhiệm” nếu từ chối đối thoại với Moskva. Việc Mỹ phải cùng phối hợp với Nga trong cuộc chiến chống IS ở Syria cũng có thể mở ra một chương mới trong quan hệ giữa Nga và phương Tây kể từ sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời tạo ra một bầu không khí thuận lợi có thể dẫn tới việc phương Tây sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga./. 

Theo Vietnam+

Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Khôi phục thành công dữ liệu hộp đen

Theo thông báo của Tổng cục Hàng không Dân dụng Ấn Độ, các điều tra viên đã thực hiện quá trình trích xuất dữ liệu từ thiết bị ghi âm buồng lái và hộp ghi dữ liệu hành trình của máy bay.

Cảnh sát Thái Lan phát hiện thiết bị nổ tự chế tại Sân bay quốc tế Phuket

Lực lượng chức năng Thái Lan đã tiến hành kiểm tra chi tiết chiếc xe máy bị bỏ lại tại khuôn viên sân bay Phuket và phát hiện một vật thể giống như thiết bị nổ tự chế đã giấu trong xe.

Iran tuyên bố tôn trọng lệnh ngừng bắn nếu Israel không vi phạm

Tổng thống Iran khẳng định nước này sẽ tuân thủ lệnh ngừng bắn do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất với điều kiện Israel cũng thực hiện đúng các cam kết trong thỏa thuận.

Mỹ tuyên bố Israel và Iran đồng ý ngừng bắn, chiến tranh sẽ được coi là kết thúc

Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump nêu rõ: “Israel và Iran đã hoàn toàn đồng ý về một lệnh ngừng bắn toàn diện... trong 12 giờ, và sau đó, chiến tranh sẽ được coi là kết thúc.”

Israel tấn công miền Trung và Nam Iran, Mỹ cảnh báo Tehran "không nên trả đũa"

Trong một tuyên bố ngày 22-6, Israel tuyên bố 30 máy bay của lực lượng phòng không nước này đã tấn công hàng chục mục tiêu quân sự ở Isfahan, Bushehr, Ahvaz và lần đầu tiên tại Yazd của Iran.

Mỹ tuyên bố hoàn tất cuộc tấn công nhằm vào ba cơ sở hạt nhân của Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Mỹ đã hoàn tất cuộc tấn công nhằm vào ba cơ sở hạt nhân của Iran

Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp mở khẩn về xung đột Israel-Iran trong bối cảnh giao tranh đã kéo dài sang ngày thứ 8.

Căng thẳng Israel-Iran: Israel sẽ triển khai các chuyến bay sơ tán ra nước ngoài

Israel ưu tiên cao cho các đối tượng là du khách, nhà ngoại giao, các nhóm thanh thiếu niên, cùng những người có nhu cầu nhân đạo và y tế khẩn cấp... rời khỏi đất nước này.

Căng thẳng Israel-Iran: Một loạt vụ nổ mạnh đã làm rung chuyển thủ đô Tehran

Người phát ngôn quân đội Israel Effie Defrin cho biết lực lượng Israel đã tấn công hơn 1.100 mục tiêu trên khắp Iran trong hàng trăm cuộc không kích kể từ khi giao tranh bắt đầu.

Tổng thống Mỹ: Việc G8 loại Nga khỏi nhóm là một "sai lầm"

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Điện Kremlin đều cho rằng việc loại Nga khỏi G8 là sai lầm, ảnh hưởng lớn đến an ninh và đối thoại quốc tế.