Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 9-5-25 06:14:49

Trà – mang trọn tinh hoa của người phương đông

0

Từ rất lâu rồi, thưởng thức trà luôn hiện diện trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người Á Đông như một thú vui tao nhã, bình dị. Hình ảnh các cụ già ngồi đọc báo bên những tách trà nóng vào buổi sớm se lạnh ở Hà Nội hay những li trà đá đã khát cho ngày nắng nóng cháy đầu tại Sài Gòn. Dần dần uống trà trở thành một  truyền thống tinh tế, không phải bởi vì hương vị thơm ngát mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy để TransViet cùng bạn khám phá những nét văn hóa độc đáo của các nước châu Á trong nghệ thuật thưởng thức trà đạo nhé !

Đài Loan – cái nôi của trà

Chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc – quốc gia có truyền thống lâu đời trong việc pha trà và uống trà, Đài Loan nổi lên như một vùng đất trứ danh về trà. Khi du lịch Đài Loandu khách có thể tìm và mua nhiều loại trà khác nhau như trà xanh, trà trắng hoặc trà ô long đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Nhưng ngoài những lá trà tươi, chất lượng thì hương vị như thế nào sẽ chỉ xuất hiện trong quá trình chế biến và pha trà, do đó, trà đạo công phu được xem là một nét văn hóa riêng biệt của đảo quốc xinh đẹp này.

Khi đã được gọi là nghệ thuật văn hóa thì việc pha trà không còn đơn giản chỉ là đổ nước sôi vào ấm trà. Một tách trà hảo hạng được tạo ra từ những nghi lễ nhất định và một quy trình khoa học nghiệm ngặt từ việc chọn từng lá trà, ấm bình và tách để thưởng thức. Khâu lựa chọn lá trà phải là lá trà khỏe, tươi không dập, sau khi sơ chế sẽ sấy khô và hạ thổ để tiếp thu tinh hoa từ đất, mang đến hương vị đậm, đắng và tinh khiết. Ấm trà và chén uống là được làm bằng gốm sứ, giữ nhiệt và đảm bảo việc lưu giữ hương thơm không bị phai mờ của trà. Quá trình hình thành nên một tách trà là cả một nghệ thuật và người pha trà là một người nghệ sĩ thực thụ. Thông thường sẽ có hai quy trình, ủ trà và thử hương, khi đổ nước sôi vào tách chứa trà đã sấy và hạ thổ, ủ và sau đó tách riêng trà ra một cốc riêng để có thể cảm nhận được hương thơm của trà. Lưu ý nhỏ rằng trước khi nhấp môi, các bạn nên hít hà để cảm nhận và lưu giữ vị đậm đà một cách chuẩn nhất.

Văn hóa thưởng trà của người Hàn Quốc

Truyền thống uống trà của người dân xứ kim chi cũng bắt nguồn từ Trung Hoa, nhưng cách áp dụng ở đất nước này lại khác khi nghi lễ thưởng trà chủ yếu được dâng lên bàn thờ tổ tiên, thần thánh. Họ coi việc uống trà như một hình thức thư giãn và tưởng niệm khi không cần những nghi thức cầu kỳ nhưng vẫn trang trọng. Để thực hiện nghệ thuật pha trà như ở Hàn Quốc, bạn cần một bộ trà cụ gồm một khay đựng trà, 3-5 chén trà và một tách làm nguội. Những nghệ nhân trà nơi đây chú trọng vào chất lượng của nước pha trà, họ thường sử dụng nước vào mùa xuân để đảm bảo hương vị ngon nhất của lá trà. Sự tương tác giữa trà và nước cũng quan trọng không kém, nếu như trà nhiều hơn nước thì thời gian pha sẽ được rút ngắn hơn để hài hòa hương vị, không quá đậm nhưng thanh mát.

Nếu muốn thưởng trà ngon và đúng cách, tùy theo mùa mà du khách sẽ được chiêm ngưỡng và sử dụng những bộ trà cụ khác nhau. Nếu bạn du lịch Hàn Quốc vào mùa hè,  trà cụ sẽ có một bát có miệng rộng để trà mau nguội vì thời tiết oi nóng, kiểu bát này được gọi là Katade. Còn khi đến mua thu và đông, các bạn phải dùng bát giữ nhiệt khi tiết trời se lạnh nhưng trà bắt buộc phải uống nóng mới có hương thơm, kiểu bát này có tên là Irabo.

Trà đạo Nhật Bản – nét độc đáo riêng biệt

Đối với người Nhật Bản, trà gắn liền với tinh thần thiền của phật giáo, khi thưởng thức trà đạo, con người phải thật hòa mình vào thiên nhiên, để tâm hồn được lắng đọng, thanh khiết, tu tâm dưỡng tính. Du khách du lịch Nhật Bản có thể kết hợp việc khám phá và thanh lọc cơ thể thông qua việc thưởng thức văn hóa uống trà nơi đây.

Nghệ thuật pha trà ở đất nước Phù Tàng cơ bản cũng giống với các nươc khác, nhưng quy trình pha sẽ có thêm nhiều bước hơn, để lá trà có thể ngấm và hòa vào nước một cách tự nhiên như con người khi thiền cũng vậy. Lần thứ nhất pha ở nước nóng khoảng 60 độ C trong 2 phút, sau đó để giảm nhiệt độ và tiếp tục rót nước vào, lần này sẽ ở khoảng độ 80 và ngâm trong 30-40 giây, lắc nhẹ. Sau cùng pha trà ở nhiệt độ 90 để khoảng thêm 30-40 giây nữa rồi rót trực tiếp ra tách cho khách.

Công ty Du lịch TransViet

Địa chỉ: 170-172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6 Quận 3, TP. HCM

Điện thoại: (028) 7305 7939

Website: www.transviet.com.vn

 

 

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Xây dựng thương hiệu bánh chưng, bánh giầy tại các làng nghề Phú Thọ

Những ngày áp Tết Nguyên đán, ở khắp các làng nghề làm bánh chưng, bánh giầy của tỉnh Phú Thọ liên tục đỏ lửa, mỗi ngày cho ra thị trường hàng nghìn chiếc bánh, tạo công ăn việc làm cho lao động.

Ngày của Phở 12-12: Nhìn lại hành trình đưa Phở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Ngày 12-12 hằng năm được chọn là “Ngày của Phở” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực quan trọng, góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam và lan tỏa món Phở truyền thống của Việt Nam ra khắp thế giới.

Bún riêu và miến xào cua góp tên trong “bản đồ ẩm thực thế giới”

Bún riêu và miến xào cua đã có tên trên bản đồ ẩm thực thế giới, khi được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas bình chọn trong danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Ẩm thực kết nối

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 có sự góp mặt của 40 Đại sứ quán cùng các tổ chức quốc tế, các Sở Ngoại vụ địa phương, các doanh nghiệp trong nước với quy mô hơn 130 gian hàng.

Để Phở Việt Nam vươn tầm ẩm thực quốc tế

Phở đã theo chân người Việt đi khắp thế giới, là món ăn truyền thống của người Việt nhưng lại được rất nhiều người nước ngoài yêu thích, góp phần tôn vinh văn hóa ẩm thực của “dải đất hình chữ S.”

Việt Nam tham gia Lễ hội ẩm thực, trưng bày và phân phối sản phẩm tại Lào

Lễ hội ẩm thực, trưng bày và phân phối sản phẩm tại Lào 2024 thu hút 171 doanh nghiệp của 3 nước Lào-Việt Nam-Thái Lan tham gia, với tổng cộng 210 gian hàng và tổng giá trị hàng hóa khoảng 10 tỷ kíp.

Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya: “Của ngon vật lạ” chờ du khách

Ẩm thực truyền thống cùng với nhiều dịch vụ độc đáo được người dân các làng sống cạnh núi lửa đã chuẩn bị sẵn sàng mời đón du khách đến với Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm nay.

Ngập tràn món ngon tại phố đi bộ Bạch Đằng

Với hơn 50 gian hàng trải dài, mang đến hàng trăm loại bánh ngon Nam bộ như: bánh bò, bánh chuối nướng, bánh da lợn... cùng nhiều hoạt động vui chơi đặc sắc diễn ra xuyên suốt 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2-9

Phở Nam Định, mỳ Quảng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức ghi “Phở Nam Định”, "mỳ Quảng" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tinh hoa văn hóa ẩm thực kết nối Việt Nam và Ấn Độ

Chiều 4/8, Lễ hội Ẩm thực Việt Nam đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Ấn Độ ở Noida, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.