Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 30-4-25 15:12:54

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Từ tỉ phú trở thành người bán bánh pizza

0

Sau 3 năm rưỡi bóc lịch về tội lừa đảo, đưa, nhận hối lộ và trốn thuế, Jack Abramoff, tỉ phú người Mỹ, nhà vận động hành lang nổi tiếng của chính quyền G.W.Bush, từng làm chao đảo chính quyền Mỹ thông qua những vụ hối lộ, nay chỉ đơn thuần là một anh nhân viên đi giao bánh pizza ở Baltimore.

 

Nói đến Jack Abramoff, hẳn người ta không thể không nhắc đến vụ bê bối đình đám trong chính trường Mỹ mấy năm về trước. Vụ bê bối mang tên "Jack Abramoff", với số tiền gian lận, hối lộ và trốn thuế trị giá hàng trăm triệu USD, bắt đầu nổ ra vào năm 2004, khi Bộ Tư pháp, Ủy ban Thượng viện Mỹ bắt tay tiến hành điều tra hoạt động của nhà vận động hành lang quyền lực này.

 

Sau 2 năm điều tra, tháng 1-2006, Abramoff đã chính thức thừa nhận 3 tội danh: âm mưu hối lộ quan chức, gian lận và trốn thuế, khiến ông ta phải chịu án 5 năm 10 tháng tù giam và khoản tiền phạt 25 triệu USD. Cuộc điều tra về chân rết của Abramoff đã kéo theo sự liên đới của hàng chục nghị sĩ Mỹ.

  Ron Rosenbluth, chủ tiệm bánh Tov Pizza.

Bằng tài năng và sự ranh ma, Abramoff đã trải rộng tầm ảnh hưởng tới Quốc hội Mỹ và cả Nhà Trắng, lập nên một hệ thống chân rết các mối quan hệ chính trị. Năm 1995, Abramoff lần đầu tiên gặp Tom DeLay - nghị sĩ đảng Cộng hòa. Abramoff và Tom DeLay nhanh chóng trở thành cặp bài trùng. Mối quan hệ giữa hai người trở nên khăng khít hơn khi Tom DeLay trở thành lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện.

 

Khi còn trên đỉnh danh vọng, Abramoff từng ôm ấp khát vọng thành lập một tập đoàn vận động hành lang sừng sỏ nhất tại Washington D.C - trung tâm chính trị của nước Mỹ. Giới vận động hành lang tại Mỹ khi ấy đều kiêng nể mỗi khi nghe nhắc tới cái tên Abramoff.

 

Cá tính, phong cách sôi nổi, và cách chi tiêu hào phóng của Abramoff đã biến không ít chính khách Mỹ trở thành người vận động hành lang cho ông này. Abramoff luôn tỏ ra hào phóng với các nhân viên trong Quốc hội và quan chức Chính phủ Mỹ. "Abramoff ký thỏa thuận ở khắp nơi. Phụ tá không còn trung thành với các ông nghị, mà với tiền của Abramoff" - một đồng nghiệp từng vận động hành lang cùng với Abramoff tại Quốc hội Mỹ nhớ lại.

 

Tháng 9-2005, ông Tom DeLay cũng bị buộc phải từ chức lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện, sau nhiều cáo buộc tham nhũng và vận động tài chính tranh cử bất hợp pháp. Hàng chục nghị sĩ từng nhận sự biệt đãi của Abramoff như các chuyến du ngoạn nước ngoài, ăn uống miễn phí... đều trả lại các khoản tiền đóng góp cho quỹ tranh cử mà họ nhận được từ ông này. Ngay Tổng thống Bush khi ấy cũng phải hoàn trả 6.000USD mà Abramoff từng góp cho quỹ vận động tranh cử Bush - Cheney hồi năm 2004...

 

Jack Abramoff còn dính dáng đến nhiều màn bịp hàng triệu USD từ cộng đồng người da đỏ Mỹ. Giữa thập niên 90 thế kỷ trước, Abramoff bắt đầu làm luật sư đại diện cho người da đỏ ở các đơn xin cấp phép kinh doanh sòng bài, đầu tiên là Mississippi Band thuộc cộng đồng người da đỏ Choctaw, nơi trả cho Abramoff hơn 5 triệu USD vào cuối thập niên 90.

 

Vụ Jack Abramoff đã làm nổ ra tranh luận về đạo đức hoạt động chính trị Mỹ. Quốc hội Mỹ đã buộc phải rà soát lại nguồn kinh phí cho các chuyến đi hải ngoại của giới nghị sĩ Mỹ. Trong hồ sơ của Abramoff, còn có nguyên Thứ trưởng Nội vụ J. Steven Griles, người từng nhận lời "cộng tác" từ giới vận động hành lang vào năm 2003.

 

Từng là nhân vật thứ hai trong Bộ Nội vụ từ năm 2001 đến 2004, J. Steven Griles nói rằng mình chưa bao giờ hành xử theo đề nghị từ Abramoff nhưng một số e-mail do một ủy ban Thượng viện công bố lại cho thấy, Griles đã móc nối trực tiếp với Abramoff hoặc với một phụ nữ trung gian.

 

Nội dung các vụ móc nối liên quan vấn đề kinh doanh sòng bạc, dính dáng đến 4 khách hàng từng trả cho Abramoff hàng chục triệu USD. Ngoài ra, vụ việc còn liên quan đến Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Conrad Burns, dân biểu Cộng hòa John T. Doolittle và một số ông nghị khác, chưa kể hai phu nhân Christine DeLay (vợ của Tom DeLay) và Julie Doolittle (vợ của John T. Doolittle).

 

Nếu như thời huy hoàng, Jack Abramoff đòi được trả 750USD từ phía khách hàng cho một giờ làm việc thì sau khi ra tù, cựu tỉ phú và là tay vận động hành lang nổi tiếng một thời này đành chấp nhận với mức thù lao từ 7-10 USD/giờ ở Tov Pizza, một cửa hàng làm bánh pizza ở bang Baltimore, Mỹ. Sự "đổi đời" đầy ngạc nhiên này một lần nữa đang làm các tờ báo Mỹ sửng sốt.

 

Được ra tù tháng 6-2010, Jack Abramoff hiện sống trong một trung tâm phục hồi danh dự. Và trong lúc chờ đợi được hoàn trả toàn bộ quyền công dân, Abramoff được trung tâm này tìm cho công việc đi đưa bánh pizza, đồng thời coi đây là một nhiệm vụ thử thách cuối cùng dành cho kẻ tội đồ của chính trường Mỹ thời nào.

 

Trả lời phỏng vấn báo chí trước quyết định tuyển Abramoff vào làm việc, ông Ron Rosenbluth - chủ của chuỗi cửa hàng có 26 năm tồn tại này cho biết, đây là cách để Abramoff chuộc lỗi với người dân Mỹ. "Chúng tôi đều là người Do Thái. Tôi rất hài lòng khi được giúp đỡ một ai đó. Cho người khác một cơ hội để đổi đời là điều nên làm. Tôi thấy vui khi Tov Pizza là nơi khởi đầu của sự hồi sinh cho Jack Abramoff”.

 

Theo hợp đồng tuyển dụng, Abramoff sẽ làm việc 40 giờ/tuần tại Tov Pizza trong thời gian 6 tuần. Thời gian làm việc từ 10h30' đến 17h30'. Theo Baltimore Jewish Times thì Jack Abramoff đã bắt đầu muốn làm lại cuộc đời kể từ sau một thời gian ngắn mới vào tù. Chẳng hạn như nhà cựu vận động hành lang này đã thường xuyên có những bài giảng đạo cho những người bạn tù.

                                                                                                                       Theo CAND

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nóng “đường đua” vào Nhà Trắng

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động cuộc đua tái tranh cử chưa từng có tiền lệ với lời kêu gọi người Mỹ chọn ông một lần nữa để “cứu vãn nền dân chủ”.

Cú huých 6 tỉ USD của ông Biden ở Bắc Ailen

Ông Joe Biden đã treo khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD trước mặt các nhà lãnh đạo Bắc Ireland với lời hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước với sự đầu tư của Mỹ nếu việc chia sẻ quyền lực được khôi phục.

Ấn Độ: Ông Rahul Gandhi vạ miệng

Một phiên tòa đang gây chú ý mạnh trong dư luận Ấn Độ, bị can trong vụ án là một chính khách nổi tiếng, ông Rahul Gandhi, con trai gia tộc Gandhi - gia tộc chính trị lớn nhất Ấn Độ.

“Donald Trump trong mắt bão”

Ngày 30-3-2023 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với việc lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị truy tố, không những vậy, ông còn là nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính giới Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ với “ngoại giao đường ống” ở Trung Á

Cuộc gặp 3 bên vào tháng 12/2022 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan đã cho thấy rằng Ankara có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối một vùng Trung Á giàu khí đốt với phương Tây.

Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?

Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao - biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.

Phe cực hữu Israel gây lo ngại cho đối tác Arab

Cây bút bình luận của tờ báo thiên tả Haaretz của Israel đã viết rằng Hiệp định Abraham, theo đó Israel được 4 quốc gia Arab, bao gồm cả UAE, công nhận vào năm 2020

Thách thức đang chờ Tổng thống Lula Da Silva

Ngày 1/1/2023, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, khi nhậm chức đã giàn giụa nước mắt tuyên thệ đưa đất nước Brazil thoát ra khỏi “thảm họa”

Nhật Bản: Nội các chính phủ lao đao vì bê bối

Những ngày cuối năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lại đối mặt với những trở ngại chính trị gay gắt sau khi Bộ trưởng Tái thiết của ông trở thành thành viên thứ tư trong nội các dính bê bối

Israel: Ông Netanyahu thành lập chính phủ cực hữu

Chính phủ liên hiệp cực hữu của ông Benjamin Netanyahu được thành lập vào phút cuối, chỉ vài tiếng trước khi hết thời hạn chót cho việc hình thành chính phủ.