Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 27-4-25 20:22:39

Uống nước cũng cần đúng cách

0

Uống nước rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết uống đúng cách. Các bác sĩ thường khuyên, mọi người nên uống khoảng 2 lít nước/ngày để bảo đảm đủ lượng nước cho cơ thể.

Vậy uống nước như thế nào là đúng cách? Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Người ta cũng đã chứng minh rằng, nếu một người không ăn gì cả mà chỉ uống nước vẫn có thể sống đến một tháng, nhưng nếu không ăn gì mà cũng không uống nước thì chỉ sống chưa tới một tuần.

Theo bác sĩ Trần Văn Thu, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tỉnh, ngoài chức năng giải khát, uống nước đúng cách còn góp phần nâng cao sức khỏe. Vì thế, không nên uống quá ít hay quá nhiều nước, mà phải uống đủ lượng nước cơ thể cần. Nếu uống quá ít, cơ thể sẽ thiếu nước và gây nên tình trạng bứt rứt không yên, tay chân mỏi, thở nhanh, thân nhiệt tăng, táo bón, sỏi thận… Vì thế, nếu thấy khát nước phải bổ sung kịp thời. Tốt nhất là nên uống nước đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định, không nên để đến khi khát mới uống. Nếu uống quá nhiều sẽ gây áp lực cho hoạt động của thận, gây nên tình trạng đi tiểu nhiều.

Lời khuyên mà bác sĩ Thu đưa ra là, chúng ta cần uống một ly nước lọc sau khi thức dậy mỗi sáng để bổ sung nước cho cơ thể sau một giấc ngủ dài. Uống nước lúc sáng sớm, khi bụng còn đói rất tốt cho sức khỏe, giúp thanh lọc cơ thể. Sau khi ăn no hoặc giữa bữa ăn không nên uống nước, vì nó làm loãng hoặc giảm hoạt tính của các men tiêu hóa. Khi đi ngoài nắng về cũng không nên uống nước quá nhiều, uống cho đã cơn khát, mà cần uống từ từ.

H.TH

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Rau luộc hay hấp tốt cho sức khỏe hơn?

Luộc rau có thể làm mất chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, trong khi phương pháp hấp giữ lại nhiều vitamin và hợp chất thực vật hơn.

Mỡ máu cao ở tuổi đôi mươi

Tăng 8 kg trong vài tháng, cơ thể mệt mỏi, Ngọc Linh, 25 tuổi, sốc khi nhận kết quả cholesterol 14, cao gần gấp ba lần bình thường.

Phát hiện đáng chú ý: Ăn trái cây giúp ngăn ngừa trầm cảm khi về già?

Trái cây được cho là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nhưng nghiên cứu mới đây đã cho thấy chúng không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất của con người mà còn cả sức khỏe tinh thần.

5 mẹo giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn

Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.

8 vitamin giúp giảm đau đầu

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, góp phần sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giảm tần suất đau đầu.

Phong trào vệ sinh, nâng cao sức khỏe người dân

Vệ sinh bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh không còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà hiện nay tại Bình Dương, phong trào này được toàn dân hưởng ứng tích cực.

Phòng tránh mất nước cho trẻ vào mùa hè

Nhận biết các dấu hiệu mất nước, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung chất điện giải giúp cung cấp nước cho cơ thể những ngày nắng nóng.

6 thực phẩm giàu protein, ít carbohydrate tốt cho tim

Trứng, cá, tôm, ức gà chứa ít carbohydrate, nhiều protein lành mạnh và các dưỡng chất khác góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.

Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe.

Thói quen hại gan thường gặp ở dân văn phòng

Người làm việc văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống không điều độ, thức khuya, dễ hại gan, tăng nguy cơ mắc bệnh.