Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 14:35:31

Uống nước gừng tươi

0

Với tác dụng của gừng tươi, các bác sĩ Đông y khuyên mọi người nên dùng gừng tươi để uống phòng, ngừa và hỗ trợ điều trị Covid-19. Tuy nhiên, phải biết dùng đúng liều lượng, không uống quá nhiều tránh những tác dụng phụ không mong muốn…

Những tác dụng nổi bật của củ gừng tươi là chữa cảm lạnh, điều hòa tiêu hóa, chống viêm… Tính ấm nóng của gừng đem lại tác dụng chữa cảm lạnh, sốt rất tốt. Đặc biệt khi dùng cùng nước ấm sẽ tác dụng làm giãn mao mạch, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu. Vì thế khi thời tiết lạnh, sử dụng gừng tươi sẽ giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa vi rút hợp bào hô hấp gây bệnh. Với người bị cảm lạnh, dân gian có bài thuốc sử dụng gừng tươi nấu với rượu để giải cảm, cạo gió. Khi gặp các vấn đề về đường hô hấp như cảm cúm, ho, viêm phế quản, khó thở, hen suyễn, gừng tươi cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị.

Về điều trị bệnh đường tiêu hóa, tính cay nóng của gừng cùng những tinh chất tốt có tác dụng trong điều trị các triệu chứng tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng… Vì thế đây là vị thuốc được dùng để điều trị, khắc phục các chứng bệnh tiêu hóa và các vấn đề đường ruột khác. Ngoài sử dụng gừng tươi, trà gừng cũng có tác dụng tương tự. Với người kén ăn, chán ăn do bệnh, có thể sử dụng gừng tươi với lượng vừa phải mỗi ngày để điều chỉnh lượng đường trong máu, kích thích quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Gừng còn giúp chống viêm trong điều trị viêm loét dạ dày. Tác dụng chống viêm của củ gừng tươi rất được ưa chuộng, hơn nữa nhiều loại thuốc hiện nay cũng sử dụng gừng tươi làm nguyên liệu. Những người bị viêm loét dạ dày sử dụng gừng tươi đều có phản hồi tốt, tác dụng giảm đau và giảm sưng rõ rệt. Ngoài ra, tác dụng này còn giúp ích trong điều trị các bệnh về răng miệng như: Viêm nha chu, áp xe răng, sâu răng… Với tác dụng này, thay vì ăn trực tiếp thì dùng nước gừng để súc miệng sẽ có tác dụng tốt hơn.

Riêng với việc sử dụng gừng tươi phòng, chống Covid-19 như hiện nay, theo y học cổ truyền, vị gừng tươi có tác dụng chữa cảm lạnh, đau đầu, hạ sốt, đau cơ nhức mỏi, chữa tiêu chảy, ho long đàm và đặc biệt gừng có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Đây là những triệu chứng rất hay gặp ở những người bị mắc Covid-19.

Theo bác sĩ Quách Trung Nguyên, Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh, chúng ta lấy 1 miếng gừng khoảng 10g tương đương bằng ngón tay cái, cạo sạch vỏ, rửa sạch giã nhuyễn, cho vào ly. Đun sôi nước rồi cho vào ly gừng hãm để đến khi nước gừng âm ấm thì uống (có thể pha thêm mật ong hoặc đường cho dễ uống) khi uống xong thì nên nằm nghỉ, thư giãn với tinh thần thoải mái, lạc quan để giảm lo âu về bệnh.

HƯƠNG CẦN (tổng hợp)

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Giải trình tự gen ghi nhận thêm 3 ca mắc biến thể BA.5

Sáng 25-8, Sở Y tế Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận tỉnh Bình Dương có thêm 3 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron trong cộng đồng.

Bình Dương ghi nhận thêm ca nhiễm biến thể phụ BA.5 thứ 3 trong cộng đồng

Sáng 8-8, Sở Y tế tỉnh thông báo, Bình Dương ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron, nâng tổng số người nhiễm biến thể phụ lên 3 trường hợp.

Bình Dương phát hiện 2 ca nhiễm biến chủng Omicron BA.5 trong cộng đồng

Sáng 2-8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông báo kết quả giải trình tự gen vi rút SASR-CoV-2 của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh phát hiện Bình Dương có 2 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron BA.5.

Số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng lên

Sáng 1-8, Sở Y tế tỉnh thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ ngày 21 đến 27-7.

Ca nhiễm Covid-19 đang có xu hướng tăng nhẹ

Sở Y tế thông báo, ngày 19-7 toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 10 ca mắc Covid-19. Số ca mắc Covid-19 trong tuần qua đang có xu hướng tăng nhẹ, mỗi ngày trung bình ghi nhận từ 5 - 13 ca mắc mới.

Biển thể phụ BA.5 có khả năng kháng vaccine ngừa COVID-19 gấp 4 lần

Hiện BA.5, biến thể phụ của Omicron, đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ và khiến làn sóng dịch COVID-19 trỗi dậy ở một số nước châu Âu.

Những triệu chứng gì cần đi khám khẩn cấp hậu COVID-19?

Theo Bộ Y tế, hậu COVID-19, nếu thấy mệt mỏi kèm các triệu chứng như khó ngủ, suy giảm trí nhớ, đau cơ, đau khớp… người dân cần đi khám.

Tin vui dành cho những người gặp các triệu chứng COVID kéo dài

Nhiều bệnh nhân vẫn gặp phải các triệu chứng như khó thở, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau khớp, đau tức ngực kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi mắc COVID-19.

Bộ Y tế yêu cầu không lạm dụng chỉ định khi khám hậu COVID-19

Hiện nay, số lượng người mắc COVID-19 đã gia tăng ở khắp các tỉnh, thành phố, trong đó, một số người dân xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách phân biệt bệnh dị ứng thời tiết theo mùa và COVID-19

Dị ứng theo mùa và COVID-19 có triệu chứng giống nhau là ho, đau đầu và mệt mỏi. Tuy nhiên, dị ứng theo mùa thường không gây khó thở như COVID-19, trừ khi người đó mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn