Nguyễn Minh Trung, Nguyễn Thái Tuấn, Lương Huy Lâm, Trịnh Văn Giàu và Cảnh là những đối tượng bỏ nhà sống lang thang, kết bạn với nhau. Từ tháng 11-2008 đến tháng 5-2009, chúng tìm cách len lỏi vào các khu nhà trọ, lợi dụng sơ hở của người dân để lấy trộm xe máy
Tối ngày 22-11-2008, Trung, Lâm và Tuấn gặp nhau tại quán cà phê trong KCN Mỹ Phước 1. Lúc này, cả bọn trong túi không còn đồng nào nên bàn cách “kiếm tiền”, cách duy nhất mà chúng chọn là đi trộm. Đối tượng mà chúng nhắm đến là các khu nhà trọ vắng người. “Tính là làm”, khoảng 21 giờ cùng ngày, chúng thả bộ đến khu vực nhà trọ tại đường D3, KCN Mỹ Phước 1, cả ba phát hiện xe mô tô BS 60K2-0471 dựng ngay lối đi của phòng trọ, không người trông coi. Theo phân công, Trung đứng ngoài canh gác, còn Lâm và Tuấn vào trong lén dẫn xe ra ngoài. Khi đến đường vắng, chúng bứt dây chạy xe về nhà trọ cất giấu. Sáng hôm sau, Trung đem xe này bán cho một người tên Pháp được 1 triệu đồng, số tiền này chúng chia nhau. Sau đó ít ngày, Trung mượn xe của một người bạn chở Lâm và Tuấn đi tìm xe để trộm. Chạy vòng vòng mãi thì chúng cũng phát hiện chiếc Lifan BS 52P2-4693 dựng phía trước cửa tiệm chụp ảnh T.T, xã Thới Hòa, Bến Cát. Vẫn kịch bản cũ, Trung đứng ngoài cảnh giới, Lâm và Tuấn bước vào “đá nóng” chiếc xe mà không ai hay biết. Chúng lập tức đem giấu, ngày sau đem bán xe cho đối tượng tên Đạt. Thấy kiếm tiền khá dễ, đến ngày 20-2-2009, Tuấn, Lâm và Cảnh tiếp tục rủ nhau đi trộm xe. Đến 19 giờ 30 phút cùng ngày, khi đến nhà trọ của ông Hồ Hữu Thiện tại thị trấn Mỹ Phước, chúng phát hiện xe dựng ở nhà trọ. Thấy xe mà không thấy người, Tuấn vào trong quan sát và dẫn xe ra ngoài, được chừng 100m thì gặp Trung. Trung biết đồng bọn vừa mới “ăn hàng” nên nhiệt tình dùng xe của mình đẩy xe cho Tuấn đem đi cất giấu. Ngày hôm sau, Tuấn và Cảnh đem bán cho một người tên Bờm được 500.000 đồng, Trung được chia 125.000 đồng. Sợ bị lộ, nên chúng “nghỉ tay” được gần 2 tháng, đến tháng 4-2009 thì ra tay. Lần này 3 tên Tuấn, Lâm và Giàu đi trộm. Lang thang mãi đến 1 giờ sáng ngày 27-4, khi đi ngang nhà trọ U.V, thuộc khu phố 4, thị trấn Mỹ Phước thì cả bọn phát hiện chiếc cub 70-78 đang dựng ở cạnh cầu thang nhà trọ, thấy không có ai nên Giàu nhanh chân vào trong dắt trộm xe ra. Tiếp đó, chúng tháo biển số xe đem bán cho Phạm Văn Phước được 400.000 đồng. Liên tục ra tay thành công nên cả bọn tiếp tục “phát huy”. Lúc 10 giờ ngày 5-5, Trung, Tuấn và Lâm gặp nhau tại quán cà phê trong KCN Mỹ Phước 1. Trung chủ động bàn làm một phi vụ. Hắn chở Tuấn và Lâm đi tìm xe để sơ hở. Đến 13 giờ cùng ngày, khi đến nhà trọ H.H thuộc khu phố 3, thị trấn Mỹ Phước thì phát hiện chiếc xe mô tô BS 36H7-1252 dựng trước nhà. Quan sát vài phút không thấy có người, chúng ngang nhiên vào đẩy xe đưa đến khu nhà mới đang xây dựng trong KCN để thay đổi phụ tùng và thay biển số giả gắn vào xe. Đến ngày 6-5, chủ xe đi tìm, phát hiện và báo công an bắt giữ Lâm cùng tang vật là chiếc Lexim BS giả 61FC-1242 và 1 chìa khóa tự chế hình lục giác. Tại cơ quan điều tra, chúng đều khai nhận hành vi phạm tội; riêng tên Trung còn nhận đã thực hiện 2 vụ trộm xe trước đó. Hành vi của Nguyễn Thái Tuấn, Lương Huy Lâm và Trịnh Văn Giàu đã đủ yếu tố cấu thành tội “Trộm cắp tài sản” nhưng khi phạm tội thì 3 đối tượng này chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên không đặt ra xem xét, đối tượng tên Cảnh thì không xác định được lai lịch. Nguyễn Minh Trung phải nhận lấy bản án 16 tháng tù giam. THỦY TRINHTIN MỚI
Giả mạo công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Nhận được cuộc gọi từ người tự xưng “cán bộ Công an TP.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định)”, một người phụ nữ đã làm theo yêu cầu chuyển khoản. Khi chiếm đoạt tiền xong, đối tượng xóa hết dấu vết.
Vay, mượn tiền qua mạng xã hội
Mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội rồi nhắn tin vay, mượn tiền nhưng vẫn có nhiều người “sập bẫy”.
Cảnh giác chiêu lừa đảo tuyển dụng cộng tác viên online
Theo khuyến cáo của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, hình thức lừa đảo lừa tuyển cộng tác viên “việc nhẹ lương cao” đang rất phổ biến.
Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trên cơ sở cảnh báo từ Bộ Công an, Công an TP.Thuận An vừa phát cảnh báo đến người dân về một số thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản dịp nghỉ lễ kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4)...
Công an tỉnh khuyến cáo: Người dân cảnh giác với thủ đoạn “làm nhiệm vụ đặt đơn hàng”, “kiếm tiền online”
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn “làm nhiệm vụ đặt đơn hàng”, “kiếm tiền online”, với số lượng tiền bị chiếm đoạt lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Cảnh giác với chiêu lừa đặt tiệc, nhờ mua rượu tặng khách
Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây hàng loạt quán ăn ở TP.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một bị “phá” với chiêu đặt tiệc số lượng hàng chục người và nhờ mua rượu vang làm quà tặng cho khách.
Cảnh báo tin nhắn SMS giả mạo thương hiệu Vietcombank
Ngày 3-4, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã phát đi thông tin cảnh báo đến khách hàng nhằm phòng tránh trở thành nạn nhân bởi các tin nhắn giả mạo thương hiệu Vietcombank.
Cảnh báo tình trạng giả danh cảnh sát phòng cháy chữa cháy để lừa đảo
Ngày 17-3, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Bình Dương ban hành thông báo gửi các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở và địa phương trong tỉnh với nội dung cảnh báo tình trạng giả danh...
Cảnh giác chiêu “hù” khóa thuê bao điện thoại
Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây tình trạng “hù” khóa thuê bao điện thoại 2 chiều lại tái diễn.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo quét mã QR chiếm đoạt tài khoản Zalo
Ngày 13-2, Công an TP. Thủ Dầu Một ra thông báo cảnh báo người dân về thủ đoạn lừa đảo quét mã QR chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội.