Hotline: 0274 383 347
Thứ ba, 29-4-25 22:44:34

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Vì sao Tổng thống Syria trả lại Pháp Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh?

0

Ngày 19-4 vừa qua, đại diện Bộ Ngoại giao Syria, thông qua Đại sứ quán Rumani làm trung gian, đã trả lại Pháp Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh mà nước này đã trao tặng Tổng thống Bachar Al Assad cách đây 17 năm.

Dấu hiệu của “tảng băng chìm”

Bắc Đẩu Bội tinh là Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp. Huân chương này được Hoàng đế Napoléon Bonaparte lập ra ngày 19-5-1802 để tặng thưởng cho những cá nhân hoặc tổ chức (cả dân sự và quân sự) có đóng góp đặc biệt cho nước Pháp. Những người được tặng thưởng Bắc Đẩu Bội tinh sẽ trở thành một thành viên trong Légion d'honneur (Quân đoàn danh dự), họ được gọi là cáclégionnaire.

Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh là một ngôi sao 5 cánh kép tráng men trắng, 10 đầu sao được gắn nút tròn. Chất liệu của ngôi sao và nút tròn tùy thuộc vào cấp bậc được trao. Các cánh sao được nối với nhau bởi một vành bằng chất liệu cùng loại, vành có màu xanh lá cây khắc hình lá sồi (bên phải) và lá nguyệt quế (bên trái). Ở giữa ngôi sao là một bức chạm biểu tượng của nền Cộng hòa (nàng Marianne) bằng vàng, xung quanh là một vòng màu xanh da trời với dòng chữ RÉPUBLIQUE FRANCAISE (Cộng hòa Pháp).

Mặt sau của ngôi sao là 2 lá cờ Pháp và dòng chữ Honneur et Patrie cùng ngày tháng trao Bắc Đẩu Bội tinh. Phần huân chương được gắn với một dải băng màu đỏ. Với cấp bậc cao nhất Grand-croix (Huân chương Chữ thập), người được nhận cũng có một huy hiệu tương tự nhưng bằng bạc mạ vàng được đeo bên trái, họ còn có một dải băng đỏ quàng chéo qua vai phải.

Trong chuyến thăm Paris hồi năm 2001, Tổng thống Assad đã được trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh Hạng nhất - Grand Croix. Với khả năng nói tiếng Pháp trôi chảy, khi còn trẻ ông Assad từng có mối quan hệ mật thiết với nước Pháp.

Theo Le Monde, vào thời điểm năm 2001, ông Bachar Al Assad mới lên nắm quyền sau khi cha ông - Tổng thống Hafez Al-Assad-qua đời sau 29 năm nắm giữ quyền lực. Khi đó, Tổng thống Pháp Jacques Chirac được thuyết phục rằng, “sự thay đổi chế độ trong thế giới Arab, với việc Vua Mohammed VI lên lãnh đạo Maroc, Vua Abdallah II ở Jordan, và ông Bachar Al Assad lên làm tổng thống ở Syria sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong khu vực. Trong những tháng đầu cầm quyền, ông Bachar Al Assad tỏ ra là người có khả năng tạo cho thay đổi”.

“Trao Huân chương cho một nguyên thủ quốc gia như ông Bachar Al Assad nhằm đánh dấu sự ủng hộ và khuyến khích cho nỗ lực cải cách ở Syria thời điểm đó”, tờ Liberation ngày đó nhận xét.

Tuy nhiên, 17 năm sau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron quyết định tiến hành thủ tục tước danh hiệu này. Quyết định trên được tiến hành dựa theo bản kiến nghị tước Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của ông Bachar Al Assad. Giải thích trên Đài France 3 ngày 16-4 vừa qua, Giáo sư Jean-Pierre Filiu thuộc trường Đại học Sciences Po (Khoa học Chính trị), một trong những người ký tên kiến nghị, cho rằng sau 7 năm nội chiến Syria, Tổng thống Syria không còn xứng được mang danh hiệu cao quý nhất của Pháp.


Đại diện Bộ Ngoại giao Syria trả lại Pháp Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh mà Pháp đã trao tặng Tổng thống Bachar Al Assad. Ảnh: AFP.

4 ngày sau thông báo từ phía Pháp, Tổng thống Al Assad, thông qua Đại sứ quán Rumani ở Damas, đã trả lại Pháp Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh. Thông cáo của phía Syria viết: “Bộ Ngoại giao đã chính thức giao lại cho nước Cộng hòa Pháp, thông qua trung gian của Đại sứ quán Rumani ở Damascus vốn đại diện lợi ích Pháp tại Syria, Bắc Đẩu Bội tinh Hạng nhất được cựu Tổng thống Jacques Chirac trao tặng cho Tổng thống Assad”.

Việc thu hồi Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của Tổng thống Bashar Al Assad cho thấy mối quan hệ Pháp-Syria đang tuột dốc không phanh. Pháp và Syria vốn có lịch sử quan hệ lâu dài. Syria từng là nhà nước ủy trị của Pháp trong 2 thập niên sau Thế chiến I. Sau khi Syria độc lập vào tháng 4-1946, quan hệ hai nước khá tốt đẹp nhờ bối cảnh lịch sử và giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, quan hệ Pháp - Syria đã rơi vào căng thẳng sau khi cựu Thủ tướng Lebanon bị ám sát tại Beirut tháng 2-2005.

Tổng thống Pháp Jacques Chirac cho rằng, chính quyền Syria đứng sau vụ việc và nước này bị Paris cô lập ngoại giao. Hy vọng của phương Tây về ông Assad cũng bị dập tắt khi ông này được cho là đã đàn áp bạo lực người biểu tình Mùa xuân Arab, dẫn đến cuộc nội chiến Syria. Pháp kêu gọi Assad từ bỏ quyền lực và viện trợ quân sự cho lực lượng đối lập.

Việc Paris tham gia không kích Syria cùng với Mỹ và Anh ngày 14-4 vừa qua được xem như “đổ thêm dầu vào lửa” cho mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa Damascus và Paris.

Khi Huân chương bị “trao nhầm”!

Theo Điện Élysesee, mỗi năm, khoảng 3.000 người được Tổng thống Pháp trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh. Tuy nhiên, dường như Điện Elysée đã nhiều lần trao Bắc Đẩu Bội tinh “nhầm người”, theo kênh France 2, như cho nhà độc tài Benito Mussolini của Italy, Tướng Franco của Tây Ban Nha. Ngoài ra, phải kể đến cựu Tổng thống Ben Ali cầm quyền tại Tunisia trong suốt 24 năm và bị truất quyền trong cuộc cách mạng Mùa xuân Arab.

Chính Tổng thống Francois Mitterrand là người trao huân chương danh giá của Pháp cho nhà lãnh đạo này vào năm 1989. Sau người cha Omar Bongo, đến lượt con trai Ali Bongo 9 năm cầm quyền tại Gabon cũng được Tổng thống Nicolas Sarkozy trao danh hiệu này vào năm 2010.

Mới đây, Tổng thống Emmanuel Macron đã từng cho thu hồi Bắc Đẩu Bội Tinh trao cho đạo diễn Mỹ Harvey Weinstein gần đây bị cáo buộc tấn công tình dục. Cua-rơ Mỹ Lance Amstrong, nhà tạo mốt Anh John Galliano cũng nằm trong số các nhân vật từng bị thu lại huân chương, còn đối với công dân Pháp bị kết án từ 1 năm tù trở nên, thì huân chương cao quý này mặc nhiên bị hủy. 

Theo CAND

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Nóng “đường đua” vào Nhà Trắng

Ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động cuộc đua tái tranh cử chưa từng có tiền lệ với lời kêu gọi người Mỹ chọn ông một lần nữa để “cứu vãn nền dân chủ”.

Cú huých 6 tỉ USD của ông Biden ở Bắc Ailen

Ông Joe Biden đã treo khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD trước mặt các nhà lãnh đạo Bắc Ireland với lời hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước với sự đầu tư của Mỹ nếu việc chia sẻ quyền lực được khôi phục.

Ấn Độ: Ông Rahul Gandhi vạ miệng

Một phiên tòa đang gây chú ý mạnh trong dư luận Ấn Độ, bị can trong vụ án là một chính khách nổi tiếng, ông Rahul Gandhi, con trai gia tộc Gandhi - gia tộc chính trị lớn nhất Ấn Độ.

“Donald Trump trong mắt bão”

Ngày 30-3-2023 đã đi vào lịch sử nước Mỹ với việc lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị truy tố, không những vậy, ông còn là nhân vật đầy ảnh hưởng trong chính giới Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ với “ngoại giao đường ống” ở Trung Á

Cuộc gặp 3 bên vào tháng 12/2022 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan đã cho thấy rằng Ankara có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối một vùng Trung Á giàu khí đốt với phương Tây.

Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?

Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao - biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.

Phe cực hữu Israel gây lo ngại cho đối tác Arab

Cây bút bình luận của tờ báo thiên tả Haaretz của Israel đã viết rằng Hiệp định Abraham, theo đó Israel được 4 quốc gia Arab, bao gồm cả UAE, công nhận vào năm 2020

Thách thức đang chờ Tổng thống Lula Da Silva

Ngày 1/1/2023, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, khi nhậm chức đã giàn giụa nước mắt tuyên thệ đưa đất nước Brazil thoát ra khỏi “thảm họa”

Nhật Bản: Nội các chính phủ lao đao vì bê bối

Những ngày cuối năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lại đối mặt với những trở ngại chính trị gay gắt sau khi Bộ trưởng Tái thiết của ông trở thành thành viên thứ tư trong nội các dính bê bối

Israel: Ông Netanyahu thành lập chính phủ cực hữu

Chính phủ liên hiệp cực hữu của ông Benjamin Netanyahu được thành lập vào phút cuối, chỉ vài tiếng trước khi hết thời hạn chót cho việc hình thành chính phủ.