Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 27-7-25 14:00:45
Hotline: 0274 383 347

Việt Nam hướng tới giảm thiểu và loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ

0

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 8-7, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Cập nhật kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)”, do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Dự án này được thực hiện trong 2 năm (2013-2015), với mục tiêu thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước và cập nhật kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP). Từ đó, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đệ trình Hội nghị các Bên thông qua Ban Thư ký Công ước Stockholm.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Thế Loãn, Phó Cục trưởng cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường cho biết việc kiểm soát các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là điều cần thiết. Việt Nam đang rất tích cực tham gia quản lý các loại hợp chất độc hại bằng việc phê chuẩn công ước Stockholm, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Hóa chất và các quy định khác của Pháp Luật về quản lý hóa chất, bảo vệ sức khỏe, vệ sinh lao động...

Bản Kế hoạch đưa ra hệ thống các hành động và giải pháp đồng bộ bao gồm chính sách, pháp luật, thể chế, quản lý, công nghệ, tài chính, nâng cao nhận thức và hội nhập quốc tế để từng bước đáp ứng các yêu cầu của Công ước Stockholm.

Lộ trình thực hiện các giải pháp được xây dựng một cách thống nhất và có trọng điểm. Các đề án, dự án, nhiệm vụ ưu tiên cụ thể được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. Kế hoạch cần được triển khai hiệu quả, đồng bộ và đúng lộ trình để đạt mục đích cuối cùng là góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường toàn cầu trước các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy như mục tiêu của Công ước.

Theo tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Cục kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường, dự án gồm 5 hợp phần chính, bao gồm thiết lập cơ chế quản lý dự án và nâng cao năng lực Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện Công ước Stockholm; kiểm kê các chất POP và đánh giá năng lực quốc gia về quản lý các chất POP; xác định các mục tiêu và hoạt động ưu tiên của kế hoạch quốc gia; hoàn thiện kế hoạch quốc gia và trình Chính phủ phê duyệt; giám sát và đánh giá dự án.

Các chất POP là các hóa chất độc hại, tồn tại bền vững trong môi trường, có khả năng phát tán rộng, tích lũy sinh học trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước ở gần và cả những nơi rất xa nguồn phát thải chúng, gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường.

Hiện nay, Công ước hướng tới việc quản lý an toàn, giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ 23 nhóm hóa chất.

Để thực hiện Công ước Stockholm , các bên tham gia cần xây dựng Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước. Nội dung của Kế hoạch là quản lý an toàn, giảm thiểu và tiến tới loại bỏ POP tại Việt Nam , đáp ứng yêu cầu của Công ước Stockholm và mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam .

Tiến sĩ Roland Weber, chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm cho rằng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vốn không dễ dàng bị vi khuẩn phân hủy nên có thể tồn tại dai dẳng ngoài môi trường từ năm này qua năm khác.

Trong quá trình tồn tại, chúng có khả năng gây nhiễm độc ở người và các sinh vật khác. Đặc biệt, nếu cơ thể người bị phơi nhiễm thì quá trình sinh sản, phát triển và hệ thần kinh, nội tiết, miễn dịch, hành vi của con người đều có thể bị rối loạn.

Theo công ước Stockholm, tính đến nay có 23 nhóm hợp chất nguy hại cần phải quản lý. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký kết và phê chuẩn công ước này. Do vậy, hội thảo khởi động lần này có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam hiện thực hóa các cam kết đã ký trong công ước./.

(Theo TTXVN)

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Rà soát, gia cố các tuyến đê bao bảo đảm chống ngập trong các đợt triều cường

Ngày 13-2, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy (BCH) Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh cho biết, từ ngày 8-2 đến ngày 13-2

Chuyện làm điện từ khí biogas của ông Túc

Ông Thiều Quang Túc, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo là một trong những nông dân tiên phong sử dụng nguồn năng lượng sạch,

Bảo đảm an toàn hồ chứa, đập dâng nước trên địa bàn tỉnh

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai vàtìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, các hồchứa trên địa bàn tỉnh đã tích đầy nước

Bão số 6 gây gió mạnh trên biển, mưa lớn ở đất liền Bắc bộ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, ngày 22.8 cơn bão có tên quốc tế Hato đã vượt qua đảo Luzon (Philippines) đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 6 trong năm 2017.

Nhân loại đã dùng hết lượng tài nguyên mà Trái Đất có thể đáp ứng

Như vậy, từ nay cho đến 31/12, người dân trên hành tinh sẽ phải “lạm quỹ” thiên nhiên để đáp ứng các nhu cầu sống của mình

Guatemala: Động đất mạnh 6,8 độ Richter, nhiều tòa nhà rung chuyển

Ngày 22-6, một trận động đất mạnh đã xảy ra ở bờ biển Guatemala, khiến các tòa nhà bị rung chuyển, cây đổ và gây ra chấn động mạnh ở quốc gia láng giềng El Salvador.

Đào tạo tính giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải

Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa khai giảng khóa đào tạo chuyên đề “Tính giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải” cho các đơn vị thoát nước và xử lý nước thải thuộc khu vực miền Nam

Lại xảy ra động đất mạnh 6,5 độ Richter ở Papua New Guinea

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết một trận động đất mạnh 6,5 độ Richter đã xảy ra tại khu vực ngoài khơi Papua New Guinea ngày 6/3.

Giá rét vẫn bao trùm miền Bắc dù buổi trưa trời có nắng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, sáng đầu tuần (13/2) giá rét vẫn bao trùm toàn miền Bắc.

Làm biogas từ lục bình

Gần đây, mô hình làm biogas từ lục bình đem lại nhiều lợi ích cho nhiều hộ dân sống ven sông rạch, trước nhất là phục vụ khí đốt cho gia đình.