Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 16-5-25 14:38:58

WHO công nhận truyền dịch huyết tương là cách điều trị 'có cơ sở'

0

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 hiến huyết tương sau khi được điều trị khỏi bệnh, tại Trung tâm hiến máu Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 17/2/2020. (Ảnh: THX/ TTXVN)

Giới chức y tế Trung Quốc ngày 17/2 thông báo phương pháp điều trị truyền dịch huyết tương từ những bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 để điều trị cho các ca nhiễm mới đang trong tình trạng nguy kịch, mà các bác sỹ ở Thượng Hải đang tiến hành, đã ghi nhận các kết quả sơ bộ đáng khích lệ. 

Theo báo cáo của giới chức y tế, việc sử dụng huyết tương của những người khỏi bệnh COVID-19 đã cứu được mạng sống của nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc.

Các chuyên gia y tế cho rằng trong huyết tương của bệnh nhân khỏi bệnh có những kháng thể với virus COVID-19, do đó khi truyền dịch huyết tương của những người này vào cơ thể người bệnh khác, các kháng thể trên có thể giúp bệnh nhân thêm khả năng chống chọi với bệnh tật.

Chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá phương pháp điều trị trên là cách thức tiếp cận "rất có cơ sở" để triển khai thử nghiệm, song đồng thời nhấn mạnh cần có thời gian để tối đa hóa khả năng miễn dịch của bệnh nhân. 

Trong một phát biểu với báo giới ở trụ sở của WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), Tiến sĩ Mike Ryan - người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO - cho biết huyết tương đã được chứng minh là "có hiệu quả và cứu sống" nhiều bệnh nhân ở các bệnh truyền nhiễm khác, bao gồm bệnh dại và bệnh bạch hầu.

Ông cho biết: "Đó là một lĩnh vực rất quan trọng để theo đuổi nghiên cứu. Bởi vì những gì huyết thanh globulin siêu miễn dịch có thể làm là tập trung các kháng thể ở một bệnh nhân đã hồi phục. Về cơ bản, bạn đang tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân mới để hy vọng họ vượt qua giai đoạn nguy kịch."

Theo ông Ryan, việc truyền dịch huyết tương từ những bệnh nhân đã được chữa khỏi COVID-19 để điều trị cho các ca nhiễm mới đang trong tình trạng nguy kịch đang được thử nghiệm ở Trung Quốc là cách làm hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra phương thuốc chống siêu vi cụ thể hay vắcxin để phòng ngừa sự lây lan của virus COVID-19. Quá trình phát triển và thử nghiệm thuốc có thể mất nhiều tháng và thậm chí nhiều năm. 

Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được cho là bắt nguồn từ một chợ hải sản ở trung tâm thành phố Vũ Hán. Dịch bệnh này đến nay đã cướp đi sinh mạng của 1.770 người, trong khi hơn 70.000 người ở Trung Quốc đại lục nhiễm virus COVID-19.

Giáo sư Lu Hongzhou - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng y tế cộng đồng Thượng Hải - cho biết trung tâm này đã thiết lập một khu vực chuyên biệt để tiến hành phương pháp truyền dịch huyết tương, đồng thời sàng lọc huyết tương từ những bệnh nhân sẵn sàng hiến tặng.

Những người tình nguyện hiến tặng huyết tương sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra xem họ có mắc các bệnh khác như viêm gan B hay C hay không. Giáo sư Lu Hongzhou khẳng định: "Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu tích cực rằng phương pháp này có thể giúp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân."

Bên cạnh việc sử dụng liệu pháp truyền dịch huyết tương, các bác sỹ Trung Quốc cũng đang thử nghiệm hai loại thuốc kháng virus được cấp phép sử dụng trong các bệnh nhiễm trùng khác, để đánh giá tác động của các dược phẩm này đối với COVID-19. Kết quả sơ bộ của các thử nghiệm này dự kiến được công bố trong vài tuần tới./.

Theo TTXVN

Từ khóa: huyết tương

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Trung tâm Hoạt động thanh niên tỉnh: Hỗ trợ doanh nghiệp quy trình test nhanh Covid-19

(BDO) Ngày 16-10, Trung tâm Hoạt động thanh niên tỉnh đã tổ chức hướng dẫn quy trình test nhanh Covid-19 tại các công ty nhằm hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp hoạt động trở lại vẫn bảo đảm phòng chống dịch bệnh.

TP.Thủ Dầu Một: Tăng cường kiểm tra việc phòng, chống Covid-19

(BDO) Tối 11-7, 14 phường của TP.Thủ Thủ Dầu Một đã đồng loạt ra quân kiểm tra, siết chặt địa bàn trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Thực hiện giãn cách xã hội đối với thị trấn Dầu Tiếng

Huyện Dầu Tiếng quyết định chính thức áp dụng thực hiện giãn cách xã hội toàn thị trấn Dầu Tiếng kể từ 18 giờ ngày 7-7 cho đến khi có thông báo mới.

Bình Dương yêu cầu người về từ TP.Hồ Chí Minh phải cách ly y tế tại nhà trong thời gian 7 ngày

(BDO) Ngày 7-7, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký văn bản số 3069/UBND-VX về việc triển khai Công văn số 5389/BYT-MT ngày 7-7 của Bộ Y tế

Việt Nam có thêm 50 ca mắc mới Covid-19

Việt Nam có 50 ca mắc mới, trong đó 50 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (40), Long An (7), Bắc Giang (3); trong đó 43 ca được phát hiện trong khu đã được phong tỏa.

Truy vết F1,F2 liên quan ca F0 tại Công ty TNHH Giày Kim Xương

(BDO) Tối 15-6, ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.Thủ Dầu Một, cho biết lúc 12 giờ 25 phút ngày 14-6

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 31/5

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phong tỏa trong vòng 2 tuần đối với quận Gò Vấp và một phường ở quận 12. Những nơi còn lại giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Sáng 16/5, ghi nhận 127 ca mắc mới trong khu vực cách ly, phong tỏa

Sáng 16/5, Việt Nam ghi nhận 127 ca mắc mới tại Bắc Giang (98 ca), Bắc Ninh (23 ca), Điện Biên (5 ca), Hòa Bình (1 ca) đều được cách ly từ trước hoặc nằm trong khu phong tỏa.

Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong 12 giờ qua

Tính từ 18 giờ ngày 1/5 đến 6 giờ ngày 2/5,Việt Nam tạm thời không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, hiện tổng số ca mắc ở nước ta vẫn là 2.942.

Sáng 11-4, không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, gần 60.000 người đã tiêm vaccine

Tính từ 18 giờ ngày 10/4 đến 6 giờ ngày 11/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, ngày 10/4 đã có thêm 211 người được tiêm chủng vaccine Covid-19.