Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 10-5-25 15:42:07

Xu hướng bảo mật 2020

0

An ninh mạng trong năm 2020 sẽ tập trung đối mặt với Deepfake, tấn công bằng mã độc và bảo mật điện toán đám mây, IoT.

Báo cáo dự đoán mới về xu hướng an ninh mạng của các tập đoàn lớn như Trend Micro, FireEye, Kaspersky Labs hay AT&T đều cho rằng: Bảo mật là vấn đề quan trọng bậc nhất, người dùng nên quan tâm trong kỷ nguyên mới. Các cuộc tấn công sẽ ngày càng tinh vi, không có biên giới và thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống.

Sự bùng nổ của 5G, AI trong 2020 cũng kéo theo những vấn đề về an ninh mạng, bảo mật thông tin của người dùng Internet.

Sự bùng nổ của 5G, AI trong 2020 cũng kéo theo những vấn đề về an ninh mạng, bảo mật thông tin của người dùng Internet.

Deepfake

Forcepoint, công ty an ninh mạng hàng đầu thế giới đưa Deepfake vào cảnh báo đầu tiên trong báo cáo xu hướng bảo mật 2020. Trong tương lai, công nghệ này sẽ không dừng lại ở những video khiêu dâm ghép mặt.

Bất kỳ người dùng Internet nào cũng có thể là nạn nhân của những vụ tống tiền bằng video giả. Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những vụ lừa đảo hàng tỷ USD. Video Deepfake yêu cầu chuyển tiền, tài liệu mật trong 2020 sẽ ngày càng chân thực, người dùng Internet khó có thể phân biệt bằng mắt thường. Tiếp đến là những nguy cơ về chính trị. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong năm tới được dự báo là "sân khấu" để Deepfake phô diễn sức mạnh của mình.

Dù tốt hay xấu, trong năm 2020 người dùng Internet sẽ phải làm quen với sự hiện diện của Deepfake trong mọi mặt cuộc sống.

Ransomware và mã độc di động

Theo dự báo của Check Point, các cuộc tấn công ransomware và mã độc di động sẽ ngày càng diễn biến phức tạp vào năm 2020. Tấn công ransomware đang trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu. Trong năm 2019, các nhóm tin tặc đã nhắm vào các mục tiêu lớn hơn. Doanh nghiệp, chính quyền địa phương, tổ chức chăm sóc sức khoẻ được dự báo là những đối tượng được nhắm tới nhiều nhất.

Hầu hết các mục tiêu bị tấn công không có khả năng chi trả khoản tiền chuộc lớn nhưng họ buộc phải thoả hiệp với một số yêu cầu của tin tặc. Ví dụ, chặn một dịch vụ nào đó của thành phố, việc này không chỉ làm xáo trộn cuộc sống mà còn gây ra nhiều nguy cơ tiềm tàng về những vấn đề xã hội. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng nên chủ động tải về các bản cập nhật phần mềm và thường xuyên sao lưu dữ liệu và không nên trả tiền chuộc cho các hacker.

Một trong những vấn đề được các chuyên gia an ninh mạng quan tâm nhất trong năm 2020 là các cuộc tấn công ransomware trên phạm vi toàn cầu.

Một trong những vấn đề được các chuyên gia an ninh mạng quan tâm nhất trong năm 2020 là các cuộc tấn công ransomware trên phạm vi toàn cầu.

Blockchain

Công nghệ blockchain được dự đoán sẽ góp phần quan trọng trong việc phát hiện tin giả cũng như chống lại Deepfake. Hiện tại Google, Microsoft và nhiều công ty công nghệ lớn đã áp dụng công nghệ này để lưu trữ dữ liệu, bảo mật thông tin cho người dùng. Trong tương lai, blockchain có thể được ứng dụng rộng rãi hơn trong mọi mặt của cuộc sống, kể cả trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đảm bảo các dữ liệu không thể giả mạo.

IoT và điện toán đám mây

Kỷ nguyên vạn vật kết nối đã có những thành tựu đáng nhớ trong thập kỷ qua. Trong năm 2020 khi mạng 5G chính thức đi vào hoạt động sẽ có nhiều thiết bị IoT được kết nối với mạng và điện toán đám mây. Điều này dấy lên mối lo ngại lớn hơn về bảo mật. Càng nhiều thiết bị được kết nối trên không gian mạng thì càng nhiều lỗ hổng an ninh.

Không chỉ tấn công vào hệ thống camera, hacker có thể tấn công vào lỗ hổng bảo mật của IoT để nghe lén, tống tiền, đánh cắp thông tin. Smart home trong tương lai không chỉ chú trọng tới khả năng kết nối mà còn phải ưu tiên các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin.

Càng nhiều thiết bị được kết nối trên khôn gian mạng thì người dùng càng để lộ nhiều khe hở để hacker tấn công.

Càng nhiều thiết bị được kết nối trên không gian mạng thì người dùng càng để lộ nhiều khe hở để hacker tấn công.

Xu hướng bảo mật của 2020 cũng sẽ tập trung vào các việc bảo vệ người dùng khỏi những phần mềm độc hại trên di động; đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu cá nhân cũng như những giao thức an toàn trong kỷ nguyên kết nối.

Trong hội thảo Tech Talks do VnExpress tổ chức từ 13h đến 18h ngày 8/1 tại khách sạn White Palace (TP HCM), các chuyên gia công nghệ nổi tiếng, như CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng, CEO & Founder công ty CyRadar - ông Nguyễn Minh Đức... sẽ chia sẻ góc nhìn về xu hướng bảo mật trong thập niên mới cũng như những cảnh báo, nguy cơ về an toàn của người dùng trên Internet.

Diễn đàn Tech Talks nằm trong khuôn khổ ngày hội Tech Day của VnExpress, bên cạnh triển lãm Smart Living và lễ trao giải Tech Awards, mang đến góc nhìn của các chuyên gia, đại diện thương hiệu lớn về các vấn đề nóng của làng công nghệ. Sự kiện diễn ra từ 13-18h ngày 8/1 tại White Palace (quận Phú Nhuận, TP HCM) sẽ mổ xẻ sâu các chủ đề như kết nối 5G, sức mạnh của 5G trong cuộc sống thông minh và nguy cơ bảo mật trong thế giới kết nối.

Chương trình mở bán vé đăng ký sớm (Early bird) với mức giá ưu đãi 199.000 đồng một vé đến hết ngày 30/12. Sau thời gian trên, giá vé tiêu chuẩn sẽ là 299.000 đồng một vé.

Theo VNE

XEM NHIỀU

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh công tác số hóa dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cắt giảm giấy tờ trong giải quyết thủ tục dịch vụ công về lĩnh vực cư trú.

Triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, chính quyền số

Sáng 18-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số, Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Bình Dương: Chỉ số chuyển đổi số xếp hạng 7/63, tăng 12 bậc

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số chuyển đổi số năm 2023 (Chỉ số DTI) của Bình Dương tăng 12 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên vào Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chỉ số DTI.

Ngành thông tin và truyền thông: Hành trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số

Trong suốt 20 năm thành lập và phát triển, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số.

Triển khai chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị

Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hơn 14.000 người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số

Chiều 23-12, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch “Đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (ban chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024.

Chuyển đổi số: Hướng tới cộng đồng, đổi thay đời sống

Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa vời mà trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hành chính công cho đến sản xuất, kinh doanh, giáo dục và y tế.

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng: Bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số

Trong 4 ngày (13, 14, 15 và 16-12), tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tỉnh Bình Dương năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chú trọng xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Chiều 16-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin tỉnh Bình Dương năm 2024”.