Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 24-4-25 21:05:00
Hotline: 0274 383 347

28 tỉnh, thành phố ven biển đóng góp 50% GDP cả nước

0

Biển Việt Nam có tài nguyên vị thế đa dạng, phong phú và sự khác biệt giữa các vùng biển, bao gồm: tài nguyên địa tự nhiên; tài nguyên địa kinh tế; tài nguyên địa chính trị; đóng vai trò quan trọng, mà chủ thể chính là không gian biển, mặt nước và đáy biển, luồng lạch, vũng vịnh, đất đai ven biển, bán đảo và hải đảo, bãi triều, bãi cát biển, thềm đá, vách đá, hang động.


Tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2025 kinh tế biển chiếm từ 41 - 42% tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP).

Khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước. Giai đoạn 2011-2022, các ngành kinh tế biển đã đóng góp lớn trong phát triển kinh tế cả nước. GDP trung bình của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm khoảng 50% GDP của cả nước. Thu nhập bình quân/người của các địa phương ven biển đạt khoảng 97 triệu đồng năm 2022, cao hơn bình quân cả nước. Kinh tế đảo đã có sự chuyển biến căn bản, góp phần hình thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, các đảo, quần đảo của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa ký ban hành Quyết định số 1757/QĐ-BTNMT Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban.

Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban) là cơ quan giúp việc cho Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Ủy ban) và Ủy ban trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban đặt tại Cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, sử dụng con dấu của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam và tài khoản của Văn phòng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Theo Quyết định, Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có các nhiệm vụ và quyền hạn: Giúp Cơ quan thường trực Ủy ban, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban; triển khai, theo dõi, đôn đốc và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; làm đầu mối tổng hợp, phối hợp hướng dẫn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chiến lược); báo cáo Ủy ban để Ủy ban tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật và các giải pháp thực hiện đối với Chiến lược.

Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm thực hiện Chiến lược; lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư, ngân sách của các bộ, ngành, địa phương; tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chiến lược; theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện và đánh giá kết quả các nhiệm vụ, dự án đã được phê duyệt; tổng hợp, theo dõi, đôn đốc hoạt động của các nhóm công tác chuyên đề do Chủ tịch Ủy ban thành lập.

Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng báo cáo kết quả công tác định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất của Ủy ban; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan đề xuất, trình Chủ tịch Ủy ban phê duyệt các chương trình, dự án, đề án, các nhiệm vụ Chiến lược mang tính liên vùng, liên ngành, liên tỉnh; rà soát, tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban quyết định kiện toàn Ủy ban phù hợp với tình hình thực tế.

Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban làm đầu mối giúp Ủy ban duy trì quan hệ công tác và trao đổi thông tin hoạt động của Ủy ban với các bộ, ngành, địa phương; tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, cung cấp tư liệu, tài liệu phục vụ cho các hoạt động của Ủy ban; làm đầu mối tham gia thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, vận động tài trợ và tổ chức thực hiện các dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế hỗ trợ hoạt động của Ủy ban và Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban.

Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban chuẩn bị nội dung, chương trình và các điều kiện cần thiết cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các sự kiện do Cơ quan thường trực Ủy ban và Ủy ban chủ trì tổ chức; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược; thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Cơ quan thường trực Ủy ban và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật; quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức, người lao động thuộc Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban theo phân cấp của Bộ và theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ủy ban…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (28/6/2024) và thay thế Quyết định số 1856/QĐ-BTNMT ngày 21/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo TTXVN

Từ khóa: tài nguyên biển

Hải đoàn 129 Hải quân: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng kết hợp kinh tế

Hải đoàn 129 thành lập ngày 27-5-1978 theo Quyết định số 415/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng, trực thuộc Quân chủng Hải quân, tiền thân là Khu Duyên hải 41.

Mang hơi ấm mùa Xuân đến các đảo tiền tiêu của Tổ quốc

Chiều 26-12, tại TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đoàn công tác các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đã tập hợp hàng hóa lên các tàu cho hành trình đi thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ và nhân dân quần đảo Trường Sa...

Đoàn phóng viên Bình Dương chuyển quà của Tỉnh ủy đến quân và dân Trường Sa

Sáng 26-12, tại Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (tỉnh Khánh Hòa), trước khi lên tàu tham gia chuyến thăm, chúc tết quân và dân trên quần đảo Trường Sa nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025...

Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Hiện nay, với 170 thành viên, UNCLOS đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu và là một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 20.

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông

Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định việc tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hòa bình và ổn định quốc tế .

Dư luận quan ngại về cách hành xử của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Mỹ, Phái đoàn EU tại Việt Nam, Philippines quan ngại cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam khi đang hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông

Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam.

Đoàn Trinh sát số 2 tuyên truyền về biển đảo, tác hại ma túy và IUU

Sáng ngày 10-7, Đoàn Trinh sát số 2 (Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) tổ chức tuyên truyền về biển đảo, pháp luật và phòng, chống khai thác IUU cho hơn 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên và nhân dân

28 tỉnh, thành phố ven biển đóng góp 50% GDP cả nước

Khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước.

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp thêm tình hình