Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 4-5-25 09:12:34

Bàng vuông tỏa bóng Trường Sa

0

Không chỉ được thiên nhiên ban cho vẻ đẹp tuyệt mỹ, cây bàng vuông còn có sức sống mãnh liệt đến kỳ lạ, tạo thành một trong những “lá chắn xanh” ở Trường Sa, cùng bộ đội ngày đêm canh giữ vùng biên cương của Tổ quốc…

Sức sống bất diệt  

Đi khắp các đảo chìm, đảo nổi ở huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), hình ảnh quen thuộc nhất với chúng tôi vẫn là những tán bàng vuông vươn mình trong nắng gắt, gió biển mặn chát. Sự có mặt của nó trên các đảo cũng gắn liền với sự hy sinh, gian khổ của bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ kiên gan bám biển, bám trời giữ vững Trường Sa.

Để phủ xanh đất trống trên đảo Phan Vinh, Ban Chỉ huy Quân sự đơn vị này đã triển khai việc chiết nhánh bàng vuông để nhân giống nhằm tạo bóng mát, chắn sóng, gió cho đảo

Do điều kiện khắc nghiệt của Trường Sa nên các loại cây trồng từ đất liền ra đảo rất khó sinh trưởng và phát triển. Một ngày nọ, trong chuyến đi tuần tra ven biển, các chiến sĩ ta phát hiện bên mép sóng xô bờ có vài hạt lạ bồng bềnh theo nước biển. Không biết trôi đến từ đâu nhưng thấy quả có hình vuông, to khỏe bằng nắm tay người lớn nên các anh mang về vùi vào dưới lớp phân chim trộn lẫn cát biển rồi ngày đêm chăm sóc. Bẵng đi một thời gian, những chồi non bắt đầu nhú lên, lá to khỏe, ngắm kỹ thì rất giống cây bàng ở đất liền nhưng lại có quả vuông nên từ đó cây được đặt tên là cây bàng quả vuông. Giờ thì khắp các đảo nổi của quần đảo Trường Sa đã có hàng ngàn cây bàng quả vuông được nhân giống rộng rãi, cùng cây phong ba, mù u, dừa… trở thành những lá chắn xanh cho Trường Sa.

 Đối mặt với cái nắng, cái gió và sóng biển nhưng hoa bàng vuông vẫn tỏa hương khoe sắc. Ảnh: T.QUANG

Nhắc đến cây bàng vuông không thể không nói đến vẻ đẹp của hoa. Chính những yếu tố khắc nghiệt trên nhiều điểm đảo và đảo ở Trường Sa lại là nơi sinh tồn của cây bàng vuông và cho ra hoa đẹp. Hoa chỉ nở khoe sắc về đêm. Nhị hoa có một mùi thơm bảng lảng khó tả. Chính vì sự quyến rủ về sắc và hương vị của hoa như thế nên nhiều chiến sĩ trên đảo Trường Sa xem đó là món ăn tinh thần sau những giờ huấn luyện và khi đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Đến đảo nổi Phan Vinh vào một ngày đầu tháng chạp này, khi chúng tôi vừa đặt chân lên đảo đã nghe được hương vị của loài hoa mà tôi đã từng “thưởng thức” qua nhiều trang viết của đồng nghiệp trong những chuyến hành quân ra đảo xa. Chính sự tò mò muốn tìm hiểu về hoa bàng vuông trên đảo khiến tôi phải thức đêm để tận mắt nhìn thấy được một loài hoa nở về đêm, cũng như cất công tìm gặp những chiến sĩ “mê hoa” bàng vuông trên đảo nổi Phan Vinh. Tại đảo này, chúng tôi được nhiều người “giải mã” cho vấn đề vì sao hoa bàng vuông đẹp, mùi hương nho nhã cho đến “lịch” nở, tàn của loài “hoa chiến sĩ” Trường Sa.

Rợp bóng bàng vuông

Theo lời giới thiệu của một đồng chí trực ban trên đảo Phan Vinh, tôi tìm gặp đại úy Phan Tuấn Dũng đang làm nhiệm vụ canh rada ở đảo, người được đồng đội gọi vui là “đại úy hoa bàng vuông”. Sau nhiều năm công tác trên đảo, đại úy Dũng đã sưu tầm và nghiên cứu về hoa bàng vuông nên nhiều người đặc biệt danh như thế. Thấy chúng tôi tò mò, đại úy Dũng không ngại kể về loài hoa mà mình đã trót yêu này: “Hoa bàng vuông chỉ nở về đêm. Hoa bắt đầu hé nụ khi mặt trời lặn cho đến tầm 8 giờ sáng hôm sau thì hoa tàn. Những đêm đứng gác bên bờ sóng, chỉ có người chiến sĩ với cây súng trên tay cùng màn đêm, thời khắc ấy, những đóa hoa bàng vuông như thức cùng chúng tôi làm nhiệm vụ!”.

Là loài cây gắn bó với lính đảo xa nên nhiều người khi gửi thư về cho người yêu, họ thường hái hoa bàng vuông xếp thành hình trái tim, sau đó đem phơi khô và bỏ vào bì thư để gửi về. Ngoài ra, trong những năm qua, có hàng trăm bài thơ, bài hát sáng tác lấy âm hưởng cây bàng vuông vươn mình trong nắng gió.

Trong chuyến cùng đoàn công tác của tàu 571 ra thăm và chúc tết chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh hoang vu giữa trùng khơi trên nhiều điểm đảo. Chính vì thế, cùng với cây phong ba, cây tra, cây mù u… thì việc nhân giống cây bàng vuông để xanh hóa đảo xa là một nhiệm vụ thường trực của các đơn vị ở đảo. Để có được bóng mát từ tán cây, hiện nay nhiều đơn vị đảo nổi, đảo chìm đã triển khai việc chiết cành, ươm giống cây bàng vuông để trồng lấy bóng mát và chắn gió, chắn sóng biển.

Theo thống kê chưa đầy đủ của thượng tá Phạm Văn Thường, Bí thư Đảng ủy đảo Phan Vinh, đảo hiện có 50 cây bàng vuông. Nếu nhìn rộng ra khắp các điểm đảo chìm, đảo nổi của Trường Sa, có đến hàng ngàn cây bàng vuông các loại. Các đơn vị ở đảo xem việc nhân giống bàng vuông để làm quà tặng cho các đoàn công tác từ đất liền hay trồng trên các đảo là nhiệm vụ thi đua không thể xao nhãng. Chỉ tính riêng ở đảo Phan Vinh, nơi chúng tôi đã đi qua, trong 2 năm trở lại đây, việc mở rộng diện tích bóng mát cây bàng vuông đã được đơn vị này chú trọng. Đây được xem là một trong những công trình thanh niên của Liên chi đoàn đảo Phan Vinh.

Đưa chúng tôi tham quan đảo Phan Vinh, thượng tá Phạm Văn Thường cho biết: “Chưa nói đến việc mỹ quan trong đơn vị, việc chắn gió, ngăn sóng biển đập vào đảo cũng là việc làm cần thiết đối với việc trồng cây bàng vuông quanh đảo. Theo kế hoạch, sau khi những công trình ngăn sóng biển hoàn thành, chúng tôi sẽ triển khai việc trồng cây bàng vuông xung quanh đảo. Quan điểm của đơn vị là ngoài việc ra sức bảo vệ để giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc thì việc đẩy mạnh công tác trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn cho chiến sĩ và trồng cây phủ xanh đất trống trên đảo để khí hậu được trong lành, cải tạo cảnh quan môi trường chung là nhiệm vụ luôn được quan tâm hàng đầu”.

 “Hoa bàng vuông chỉ nở về đêm. Hoa bắt đầu hé nụ khi mặt trời lặn cho đến tầm 8 giờ sáng hôm sau thì hoa tàn. Những đêm đứng gác bên bờ sóng, chỉ có người chiến sĩ với cây súng trên tay cùng màn đêm, thời khắc ấy, những đóa hoa bàng vuông như thức cùng chúng tôi làm nhiệm vụ!”, đại úy Phan Tấn Dũng cho biết.

 
THANH QUANG

Từ khóa: bàng vuông, Trường Sa

Để cho đất nước đứng lên...

Trong không khí cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30. 4.1975 - 30.4.2025), chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác tỉnh Bình Dương đến thăm và tìm hiểu về các khu di tích lịch sử cách mạng tại huyện Côn Đảo

Gặp gỡ vị tướng “trưởng thành qua trận mạc”

Trung tướng - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Hoạt, trưởng thành từ một binh nhì lên đến Trung tướng Tư lệnh Quân khu thủ đô, Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Tiệm mì 1K ấm lòng người lao động nghèo

Với tâm nguyện giúp người lao động nghèo vượt qua những lúc khó khăn, bà chủ một cửa hàng gốm sứ ở khu phố Bình Đức 2, phường Bình Hòa (TP.Thuận An) mở tiệm mì 1.000 đồng/tô trên Quốc lộ 13.

Lễ hội Miếu Ông Bổn: Mãn nhãn với nhiều hoạt động độc đáo

Cứ đúng vào dịp 16 tháng Giêng Âm lịch, tại TP.Thủ Dầu Một diễn ra Lễ hội Miếu Ông Bổn.

Rộn ràng không khí vui chơi ngày xuân

Những bộ áo dài rực rỡ cùng sắc hoa mai, hoa đào nở rộ khắp các nẻo đường, tạo nên bầu không khí vui tươi và sôi động cho mùa Xuân Ất Tỵ 2025.

Tết ấm nghĩa tình ở Trường Sa

Cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các đảo, điểm đảo ở quần đảo Trường Sa vẫn đủ đầy, ấm áp nghĩa tình quân - dân.

Điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi

Bên cạnh nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa đã cung ứng các dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu thuyền của ngư dân

Côn Đảo trước thềm xuân...

Khi đất trời hòa cùng lòng người trong không khí rộn ràng của mùa xuân cũng là lúc những chuyến tàu chở các đoàn công tác cùng những món quà tết lại rời bến mang theo tình cảm yêu thương, không khí tết của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ

Những người thầy “gieo chữ” ở Trường Sa

Thời gian qua, với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, những người thầy ở đất liền đã tình nguyện đến quần đảo Trường Sa “gieo chữ” cho trẻ em nơi đầu sóng ngọn gió.

Hải đăng An Bang "soi đường" ngư dân bám biển

Đảo An Bang tọa lạc ở phía Nam của quần đảo Trường Sa, đảo có vị trí rất quan trọng như cầu nối giữa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa với khu vực nằm trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.