Hotline: 0274 383 347
Thứ ba, 29-4-25 22:19:09

Bình Dương trách nhiệm, nghĩa tình

0

LTS: Đối mặt với khó khăn của đại dịch, hơn lúc nào hết, Đảng bộ, chính quyền, người dân và cộng đồng doanh nghiệp Bình Dương đoàn kết một lòng, tập trung mọi nguồn lực để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh. Nhiệm vụ nặng nề, trên hết, trước hết đó, đã và đang được Bình Dương thể hiện với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Ghi nhận tinh thần hết lòng vì nhân dân trong đại dịch của các cấp, các ngành, Báo Bình Dương gửi đến quý bạn đọc loạt bài với chủ để: “Bình Dương trách nhiệm, nghĩa tình”.

Kỳ 1: Hun đúc từ truyền thống

Mở cửa mời gọi, đón nhận nhà đầu tư trong và ngoài nước, người lao động khắp các tỉnh thành, sau gần 25 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương hôm nay đã và đang vươn tới đô thị công nghiệp, thành phố thông minh, mảnh đất đáng sống, trọng nghĩa, chí tình. Bất luận là người Bình Dương bản địa hay người mới đến lập nghiệp, cộng đồng người dân tại mảnh đất đáng yêu, đáng mến này hiện tại thực sự chan hòa, cùng chí hướng vươn lên, xây dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

 Mảnh đất chan hòa, đáng sống…

Truyền thống trọng nghĩa, chí tình, sẻ chia của người Bình Dương hôm nay là sự hun đúc, tiếp nối suốt cả một chặng đường dài của lịch sử, tiếp tục phát huy, lan tỏa, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Truyền thống quý giá đó, có lẽ cũng bởi bắt nguồn từ đặc điểm lịch sử của một vùng đất, từ sự hình thành riêng có của Bình Dương về các thế hệ cư dân chọn mảnh đất này làm quê hương thứ hai để gắn bó, chung tay gầy dựng, cũng như đón nhận sự chở che trong những thời điểm hiểm nguy, gian khó trong suốt cả đời người.

Trong dịch bệnh, Bình Dương đã huy động mọi nguồn lực để chăm lo tốt nhất cho đời sống người dân, công nhân lao động gặp khó khăn. Trong ảnh: Lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ngành kiểm tra địa điểm lắp đặt máy ATM gạo để hỗ trợ người dân khó khăn trên địa bàn tỉnh. Ảnh: MINH DUY

“Mã Đà sơn cước anh hùng tụ” hay “Mã Đà sông Bé anh hùng tụ”, những câu truyền khẩu đó thường được nhắc đến nếu ai có dịp hàn huyên, đàm luận về chuyện người, chuyện đất của Bình Dương. Nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử, Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Đáng đã viết trên trang Sugia.vn, rằng: “Lịch sử của Bình Dương từ 1975-2010 là lịch sử của sự cộng lực và kế thừa của 5 thế hệ người Bình Dương. Thế hệ thứ nhất, những người đã trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, cùng với 2 thế hệ của nửa đầu và nửa sau của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã vượt qua những khó khăn sau chiến tranh…, từng bước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới. Vai trò của 3 thế hệ này vô cùng quan trọng vì họ đã xây dựng, bồi dưỡng được 2 thế hệ người Bình Dương sau chiến tranh: Một thế hệ trưởng thành ngay chính trong thời kỳ bao cấp và một thế hệ trưởng thành trong thời kỳ đổi mới. Cả 5 thế hệ này không chỉ là người Bình Dương tại chỗ mà có sự hội tụ tinh anh cả nước về Bình Dương”.

Quả đáng khâm phục góc nhìn uyên thâm, tôn trọng sự thật khách quan về tiến trình phát triển, hội tụ cư dân Bình Dương sau năm 1975 của Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Đáng, một người con chân thực của mảnh đất này. Tiếp nối sự hội tụ đó, dòng chảy của lao động trẻ, lao động có trình độ, tay nghề tiếp tục chọn Bình Dương để lao động, sáng tạo, gắn bó, đồng hành. Dòng chảy tri thức, chất xám từ các vùng miền cả nước đổ về, từ các quốc gia mang đến sẽ cùng với người Bình Dương bản địa xây dựng nên một Bình Dương thông minh, hiện đại, thân thiện, nghĩa tình, đa sắc màu văn hóa.

Lương thực, thực phẩm được trao tận tay người ở trọ tại phường Thuận Giao, TP.Thuận An. Ảnh: HỒNG THUẬN

Trong chiến tranh, vì hòa bình của đất nước, vì sự bình yên của mảnh đất này, người cả nước đã đến, cống hiến, hy sinh và gắn bó. Trong gian khó thời hậu chiến, cũng vì mảnh đất đáng yêu này lại tiếp nối thế hệ đến đây đổ mồ hôi dựng xây cuộc sống mới. Trong tiến trình đổi mới, mở cửa, phát triển, cũng mảnh đất này mời gọi, đón nhận hàng triệu cư dân khắp các vùng miền quần tụ lại. Văn hóa đan xen, hòa quyện, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đoàn kết, đưa Bình Dương phát triển mạnh mẽ, vươn tới mạnh giàu.

… và giàu lòng nhân ái

Có thể tiềm lực Bình Dương chưa đủ mạnh, có thể người dân Bình Dương chưa đủ giàu, nhưng tấm lòng hào hiệp, bao dung của đất và người nơi đây vô cùng rộng mở, sẵn sàng đón nhận, hỗ trợ cho người mới đến cũng như hướng đến trợ lực cho người dân các tỉnh, thành trong cả nước đã được nhìn nhận, ghi dấu ấn bao năm qua.

Ông Nguyễn Hoàng Thao (thứ 3, từ phải qua), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng đoàn công tác thăm hỏi lực lượng tại chốt kiểm soát dịch bệnh cầu Phú Long, TP.Thuận An

Tinh thần thiện nguyện, nghĩa hiệp của người Bình Dương có lẽ dễ nhìn thấy, minh chứng rõ nét qua các kỳ lễ hội Rằm tháng giêng hàng năm diễn ra trên đất Thủ. Người phương xa đến với lễ hội này tại Bình Dương thực sự ấn tượng với sự đón tiếp thịnh tình, miễn phí nhiều dịch vụ, cung cấp đầy đủ nước uống, thức ăn, khăn lạnh… hoàn toàn với giá 0 đồng. Một lễ hội lớn hàng năm với sự tham dự của cả triệu lữ khách ngoại tỉnh mà hầu như tất cả hoạt động dịch vụ đều không phải tính tiền. Sự hào hiệp, chân tình, rộng mở tới mức được mệnh danh là lễ hội miễn phí. Đó không là lời đồn mà là sự thật, là tấm chân tình sẵn có của người Bình Dương mang ra đối đãi du khách gần xa.

Bình Dương trong dịch bệnh tai ương hiện tại đã và đang đón nhận sự chân tình, sự hỗ trợ, giúp sức của các bộ, ngành, tỉnh thành và người dân trong cả nước. Tất cả xin được đón nhận với tấm lòng trân quý, khắc ghi. Nguồn lực đó giúp cho Bình Dương và đồng thời cũng là cùng với Bình Dương chăm lo cho con em, người lao động khắp cả nước đang sống, làm việc tại mảnh đất này vượt qua gian khó bởi dịch bệnh.

Đã bao lần Bình Dương vì cả nước và hôm nay cả nước vì Bình Dương âu cũng lẽ thường tình, là đạo lý bất biến trong dòng chảy nghĩa tình bấy lâu. Hạn hán ở miền Tây, lũ lụt, bão tố ở miền Trung, miền Bắc, bất cứ người dân tỉnh, thành nào gặp khó, người Bình Dương sẵn sàng chi viện không một chút đắn đo, suy tính. Không thể và cũng không cần phải thống kê, chỉ biết rằng sức người, sức của, tấm lòng thiện nguyện mang thương hiệu Bình Dương là vô cùng lớn trong bao năm, lan tỏa khắp mọi miền đất nước, đến với đồng bào vùng cao Tây Bắc, khúc ruột miền Trung, Tây nguyên, về với miền Tây Nam bộ…

Quay về với thực tại, ròng rã gần 4 tháng trời Bình Dương không may trở thành tâm điểm của dịch bệnh, một lần nữa, Đảng bộ, chính quyền và người Bình Dương mang tinh thần trách nhiệm, trọng nghĩa, chí tình của chính mình để hỗ trợ, chở che cho những hoàn cảnh, đối tượng khó khăn ngay chính trên mảnh đất này. (Còn tiếp)

 CẢNH HƯỞNG

Từ khóa: Bình Dương

Để cho đất nước đứng lên...

Trong không khí cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30. 4.1975 - 30.4.2025), chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác tỉnh Bình Dương đến thăm và tìm hiểu về các khu di tích lịch sử cách mạng tại huyện Côn Đảo

Gặp gỡ vị tướng “trưởng thành qua trận mạc”

Trung tướng - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Hoạt, trưởng thành từ một binh nhì lên đến Trung tướng Tư lệnh Quân khu thủ đô, Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Tiệm mì 1K ấm lòng người lao động nghèo

Với tâm nguyện giúp người lao động nghèo vượt qua những lúc khó khăn, bà chủ một cửa hàng gốm sứ ở khu phố Bình Đức 2, phường Bình Hòa (TP.Thuận An) mở tiệm mì 1.000 đồng/tô trên Quốc lộ 13.

Lễ hội Miếu Ông Bổn: Mãn nhãn với nhiều hoạt động độc đáo

Cứ đúng vào dịp 16 tháng Giêng Âm lịch, tại TP.Thủ Dầu Một diễn ra Lễ hội Miếu Ông Bổn.

Rộn ràng không khí vui chơi ngày xuân

Những bộ áo dài rực rỡ cùng sắc hoa mai, hoa đào nở rộ khắp các nẻo đường, tạo nên bầu không khí vui tươi và sôi động cho mùa Xuân Ất Tỵ 2025.

Tết ấm nghĩa tình ở Trường Sa

Cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các đảo, điểm đảo ở quần đảo Trường Sa vẫn đủ đầy, ấm áp nghĩa tình quân - dân.

Điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi

Bên cạnh nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa đã cung ứng các dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu thuyền của ngư dân

Côn Đảo trước thềm xuân...

Khi đất trời hòa cùng lòng người trong không khí rộn ràng của mùa xuân cũng là lúc những chuyến tàu chở các đoàn công tác cùng những món quà tết lại rời bến mang theo tình cảm yêu thương, không khí tết của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ

Những người thầy “gieo chữ” ở Trường Sa

Thời gian qua, với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, những người thầy ở đất liền đã tình nguyện đến quần đảo Trường Sa “gieo chữ” cho trẻ em nơi đầu sóng ngọn gió.

Hải đăng An Bang "soi đường" ngư dân bám biển

Đảo An Bang tọa lạc ở phía Nam của quần đảo Trường Sa, đảo có vị trí rất quan trọng như cầu nối giữa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa với khu vực nằm trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.