Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 24-4-25 17:41:11

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Các biện pháp phòng ngừa tấn công mạng trong thời gian Đại hội Đảng XIII

0

Trước diễn biến phức tạp của hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là trong thời gian diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Công an vừa khuyến cáo một số biện pháp cơ bản để phòng ngừa.

 

Để phòng ngừa tấn công mạng, một trong những biện pháp mà người dùng cần lưu ý là không mở bất kỳ liên kết hay tập tin nào khi chưa xác định rõ nguồn gốc (Ảnh minh họa)

Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, triển khai công tác an ninh mạng bảo vệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã ghi nhận dấu hiệu gia tăng đột biến về tần suất, quy mô, số lượng các đợt tấn công mạng nhằm vào Việt Nam. Đặc biệt là các đợt tấn công mạng vào các cơ quan trọng yếu, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng với phương thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm, nhằm chiếm đoạt thông tin, tài liệu nội bộ, tài liệu bí mật nhà nước, phát tán thông tin xấu, độc.

Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho thấy, câu nhử (Phishing); khai thác lỗ hổng bảo mật trên diện rộng (mass scan, mass exploit); tấn công thông qua thiết bị USB, tấn công thay đổi giao diện là những phương thức, thủ đoạn tấn công phổ biến nhất hiện nay.

Cũng theo bocongan.gov.vn, để phòng ngừa các hoạt động tấn công mạng trong thời gian diễn ra Đại hội XIII của Đảng (từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021 – PV), Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyên trách về an toàn, an ninh mạng cũng như người dùng thông thường một số biện pháp phòng ngừa.

Cụ thể, đối với các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo cần tổ chức phân loại tài sản thông tin của cơ quan, tổ chức mình; bố trí lực lượng chuyên trách, giải pháp giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng tương xứng.

Đồng thời, ban hành các quy trình, quy chế quản lý, sử dụng chặt chẽ, tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước và khuyến cáo của cơ quan chức năng; có chính sách quản lý chặt chẽ các thiết bị ngoại vi (không sử dụng chung thiết bị USB giữa các máy tính trong hệ thống mạng nội bộ và các máy tính có kết nối Internet), kết nối Internet, đặc biệt là các hệ thống mạng nội bộ, lưu trữ bí mật nhà nước.

Các chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh mạng trong thẩm định, kiểm tra, đánh giá an ninh mạng; sẵn sàng phương án ứng phó sự cố an ninh mạng, bố trí lực lượng trực bảo đảm an ninh mạng cho các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Nếu phát hiện hoạt động tấn công mạng, cần kịp thời thông báo cho Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an để kịp thời xử lý, ngăn chặn.

Các quản trị hệ thống, lực lượng chuyên trách về an toàn, an ninh mạng được đề nghị kịp thời cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành, ứng dụng, thiết bị mạng; định kỳ rà soát hệ thống thông tin để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bị xâm nhập, sao lưu dữ liệu hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng để kịp thời khắc phục nếu bị tấn công; siết chặt các chính sách bảo mật của hệ thống, thiết bị tường lửa.

Với người sử dụng thông thường, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến nghị: Không mở bất kỳ liên kết hay tập tin nào khi chưa xác định rõ nguồn gốc; chỉ sử dụng các bộ cài đặt phần mềm, ứng dụng chính thống; không tải và cài đặt các phần mềm, ứng dụng không rõ nguồn gốc.

Song song đó, người dùng cũng cần sử dụng chương trình tìm diệt mã độc, rà quét các thiết bị lưu trữ như USB, các tập tin nghi ngờ; không truy cập vào các trang mạng có nội dung xấu, đồi trụy (các trang này đều chứa mã độc), các tài liệu không rõ nguồn gốc để tránh nguy cơ bị nhiễm mã độc. 

Trước đó, vào cuối tháng 12/2020, với mục đích tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng, không để bị động, bất ngờ với mọi tình huống tấn công mạng và phát tán thông tin xấu độc trong thời gian diễn ra các sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu, tạo tiền đề triển khai công cuộc chuyển đổi số thành công và bền vững, Bộ TT&TT đã đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.

Công văn 5167 ngày 30/12/2020 của Bộ TT&TT về đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong thời gian Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các dịp lễ, tết năm 2021 cũng đã nêu rõ, trường hợp cần hỗ trợ xử lý, ứng cứu và khắc phục sự cố, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên hệ với đầu mối kỹ thuật của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT gồm: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), theo các số điện thoại 024.3640.4424/086.9100.317, địa chỉ thư điện tử thongbaosuco@vncert.vn; Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) theo số điện thoại 02432091616 và thư điện tử ais@mic.gov.vn

Theo Ictnews

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Hướng dẫn nâng cấp máy tính chạy Windows 7 lên 10 hoàn toàn miễn phí

Sau một thời gian tạm ngưng hỗ trợ, hiện tại Microsoft đã tiếp tục cho phép người dùng tiếp tục nâng cấp miễn phí lên phiên bản Windows 10.

Làm cách nào tránh bị lừa chuyển tiền dịp Tết?

Một số cách để tránh bị lừa đảo chuyển tiền trong dịp cuối năm, đặc biệt từ một số chiêu thức giả mạo tin nhắn SMS từ ngân hàng gần đây.

Các biện pháp phòng ngừa tấn công mạng trong thời gian Đại hội Đảng XIII

Trước diễn biến phức tạp của hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là trong thời gian diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Công an vừa khuyến cáo một số biện pháp cơ bản để phòng ngừa.

Mẹo hay giúp kiểm tra smartphone có đang bị ai "nhòm ngó" hay không

Thủ thuật dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra xem smartphone của mình có đang bị "nhòm ngó" và có ai cố tình truy cập trái phép để xem nội dung bên trong smartphone hay không.

Cách thu hồi thư đã gửi trên Gmail

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách thu hồi những email đã gửi nhầm trên hộp thư Gmail.

Cách chia sẻ mã định vị cho cứu hộ khẩn cấp

Người dân ở vùng lũ có thể lấy "mã cộng" bằng cách ghim vị trí của mình trên Google Maps, sau đó chia sẻ cho đội cứu hộ.

Hướng dẫn kiểm tra tình trạng và mức độ chai của pin smartphone

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thức để kiểm tra tình trạng và mức độ chai của pin trên smartphone để biết được đã đến thời điểm cần thay pin trên sản phẩm của mình hay chưa.

Những công cụ chống mã độc, bảo vệ an toàn cho smartphone

Smartphone và máy tính bảng giờ đây không chỉ là thiết bị liên lạc, mà còn là nơi chứa nhiều dữ liệu cá nhân quan trọng. Nếu không bảo vệ thiết bị đúng cách, những dữ liệu này sẽ bị kẻ xấu lấy cắp.

Thủ thuật bảo vệ các ứng dụng quan trọng và riêng tư trên smartphone

Ứng dụng miễn phí dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ được các dữ liệu quan trọng và nhạy cảm trên smartphone, ngay cả khi trao chiếc smartphone đó cho người khác.

Thủ thuật đơn giản giúp xác định smartphone có đang bị theo dõi hay không

Thủ thuật đơn giản dưới đây sẽ giúp người dùng xác định xem có ứng dụng gián điệp nào đang hoạt động và âm thầm theo dõi trên smartphone của bạn hay không.