Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 24-4-25 16:25:57

Cây lược vàng có phải là cây rau, cây thuốc?

0

Nhiều người truyền tai nhau về tác dụng của cây lược vàng có thể dùng để ăn như rau sống hoặc nấu nước uống để chữa bệnh. Đây là loại cây khá dễ trồng và dễ sử dụng nên người tin dùng cũng nhiều mà người nghi ngại cũng không ít. Thầy thuốc ưu tú Lê Hưng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền đã tư vấn về loại cây này.

Xưa nay, dân gian thường dùng cây lược vàng chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể. Cây lược vàng có tên tiếng Anh là “basket plant”, tên Latinh là Callisia fragrans, thuộc họ thài lài Commelinaceae. Nhiều người cho biết họ dùng lá non để ăn như rau sống. Có người lại dùng thân, rễ ngâm rượu uống hoặc nấu nước uống…

Một số nghiên cứu công bố, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Những chất này còn có khả năng chữa lành các bệnh mắt, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn và nhiều bệnh khác nữa. Nó làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, hiện có 2 “trường phái” về loại cây này. Ví dụ ở Thanh Hóa đang có một nghiên cứu về công dụng của loại cây lược vàng nhưng một số khác lại chưa dám tin vào tác dụng chữa bệnh của cây. Toàn cây chứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khỏe. Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C. Những hoạt chất này còn có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm, hoạt huyết, được dùng để chữa lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím.

Lời khuyên của lương y cũng là nên thận trọng bởi hầu hết các loại thảo dược đều có khả năng gây tác dụng phụ và cây lược vàng không là ngoại lệ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của việc sử dụng thảo dược này là tổn thương các dây thanh quản, gây dị ứng phát ban và sưng phù, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu và dễ dị ứng. Do đó, chỉ được chấp nhận sau khi có ý kiến của bác sĩ. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng, liều lượng, dạng thích hợp, không nên tự ý sử dụng và luôn nhớ một loại thuốc không thể chữa được nhiều bệnh cùng lúc.

 

 HƯƠNG CẦN

Từ khóa:

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Không muốn ung thư phổi hãy ăn tỏi

Các chuyên gia y tế khuyên nên ăn tỏi thường xuyên, nhất là người hút thuốc và có tiền sử gia đình bệnh, để ngăn chặn ung thư phổi trong tương lai.

Hoa actiso nấu chín giúp bổ gan, tăng lực

Hoa actiso nấu chín có tác dụng bổ dưỡng, tăng lực, kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng, bổ gan, trợ tim, lợi tiểu...

Nhiều bài thuốc hiệu quả từ đậu đen

Một trong hàng chục tác dụng “ăn tiền” của đậu đen là dưỡng da, làm đen râu, tóc; ăn thường xuyên giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ

Ăn tỏi giảm nguy cơ ung thư phổi

Ăn tỏi sống 2 lần/tuần có thể giúp giảm khoảng một nửa nguy cơ bị ung thư phổi.

Tác dụng chữa bệnh của lá hẹ

Một loại rau rất bình dân, rẻ tiền nhưng lại có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Australia: Phát hiện một loại trái cây có thể chữa bệnh ung thư

Các nhà khoa học Australia vừa thông báo phát hiện những đặc tính chống ung thư trong một loại quả mọng chỉ được tìm thấy tại vùng Viễn Bắc Queensland

Cây lược vàng có phải là cây rau, cây thuốc?

Nhiều người truyền tai nhau về tác dụng của cây lược vàng có thể dùng để ăn như rau sống hoặc nấu nước uống để chữa bệnh.

Món ăn bài thuốc cho người cao huyết áp

 Ngó sen, đậu đỏ, râu bắp 

Bài thuốc gia truyền trị bệnh mẩn ngứa

Ngứa da có thể do những bệnh sau đây gây ra:

Khi thầy thuốc gần gũi, gắn bó với bệnh nhân

 Không cần lật giở sổ sách, chị Lê Thị Tố Nga, công tác tại Trung tâm Bệnh xã hội tỉnh, nói: “Hiện chúng tôi quản lý 64 BN phong. Đó là số cũ. Từ đầu năm đến nay chỉ có thêm một BN mới. BN này ngụ tại TP.TDM, là dân ngoại tỉnh mới đến Bình Dương sinh sống”. Hiểu rõ như thế bởi các anh chị ở đây lập riêng cho mỗi BN một quyển sổ ghi lại hết tất cả tên, tuổi, năm sinh, quê quán, nghề nghiệp và bệnh sử. Tất cả được làm với sự cẩn trọng và lòng yêu thương, chia sẻ với BN.    Bệnh nhân lao nhận thuốc miễn phí tại Trung tâm Y tế TP.TDM Ảnh: Q.NHƯ