
“… Sỏi đá cũng thành cơm”
Đối với một người khỏe mạnh bình thường, việc làm giàu đã không hề đơn giản. Với người không may khiếm khuyết một phần thân thể thì việc phát triển kinh tế gia đình ổn định đã khó bội phần nói chi đến làm giàu. Thế nhưng với quyết tâm và nghị lực của mình, ông Lê Xuân Đảng, thương binh 3/4 ở ấp 1, xã Tân Hưng, Bến Cát đã đưa gia đình vượt qua nhiều khó khăn để bây giờ trở thành một trong những hộ được xếp vào hàng khá giàu của địa phương.
Mô hình nuôi heo trại lạnh: Hướng đi bền vững cho người chăn nuôi
Thời điểm năm 2010 và 2011, khi dịch bệnh “tai xanh” hoành hành trên đàn heo, anh Trần Đình Hiển (ấp 9, xã An Linh, Phú Giáo) lại thắng lớn với lợi nhuận gần 1 tỷ đồng từ trại heo của mình nhờ đàn heo không dính dịch bệnh “tai xanh”. Để có được kết quả này, anh Hiển đã áp dụng mô hình nuôi heo trại lạnh. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và là hướng đi bền vững cho người chăn nuôi heo trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên hoành hành như hiện nay.
Hợp tác xã Taxi Minh Giang: Phát huy lợi thế doanh nghiệp nhỏ để ổn định giá cước
Như một phản ứng dây chuyền, cứ mỗi lần xăng dầu tăng giá thì các hãng vận tải, taxi lại phải điều chỉnh giá cước. Thế nhưng, tại TX.Dĩ An hiện có một hợp tác xã (HTX) taxi đang “ăn nên làm ra” bằng cách giữ ổn định giá cả cho dù xăng dầu liên tục tăng giá.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Năm: Trở thành tỷ phú từ 3 triệu đồng
Trong danh sách 18 trang trại tiêu biểu được UBND tỉnh trao tặng bằng khen mới đây, nhiều người dành sự ngạc nhiên lớn đối với trang trại vỏn vẹn 4.000m2 của nghệ nhân Nguyễn Văn Năm mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.
Kỹ sư cơ khí... mê làm vườn
Từng tốt nghiệp ở nước ngoài với tấm bằng kỹ sư cơ khí chế tạo máy, nhưng đến khi về nước, ông Trần Văn Phú (ấp Trảng Sắn, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) lại không tiếp tục với nghề kỹ sư mà lại đi gắn bó với cái nghề “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” và gặt hái nhiều thành công. Ông Phú bên vườn cây ăn trái của gia đình
Biết chọn con đường làm giàu
Với 9 mẫu đất, ông Lê Thành Nguyên (xã Long Nguyên, huyện Bến Cát) đã hiện thực khát vọng làm giàu bằng óc sáng tạo và đôi bàn tay cần cù lao động của chính mình. Với những thành tích nổi bật về làm kinh tế gia đình và truyền đạt kinh nghiệm làm ăn cho người khác, ông Nguyên được bà con tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND xã Long Nguyên và được tuyên dương là Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh năm 2011. Ông Lê Thành Nguyên thành công lớn trong làm ăn là nhờ dám thực hiện những suy nghĩ táo bạo trong phát triển kinh tế trang trại
Thành công nhờ mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Ông Lê Văn Xê (Sáu Xê), chủ trang trại (TT) Phương Uyên (xã Hiếu Liêm, huyện Tân Uyên) được nhiều người đặt cho biệt danh là “ông vua” chanh giấy không hạt. Tuy nhiên, ngoài chanh giấy không hạt, TT của ông Sáu Xê còn nổi tiếng với nhiều loại cây trồng khác. Ông Sáu Xê cho biết, bí quyết để thành công là nhờ mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Kinh doanh hoa kiểng: Nghề đang thịnh
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh hoa kiểng với quy mô lớn. Hoa kiểng được bày bán chủ yếu là những chậu hoa nhỏ với những sắc màu tươi được nhiều khách hàng ưa chuộng. Chị Trần Kim Lệ, chủ một cửa hàng hoa kiểng trên đường Huỳnh Văn Lũy (KP.6, phường Phú Lợi, TP.TDM) cho biết: “Chị làm nghề kinh doanh hoa kiểng này khá lâu rồi, kinh doanh cũng ổn. Đa số các loại hoa kiểng trong cửa hàng được nhập về từ TP.Hồ Chí Minh hay lấy từ Bến Tre, Đồng Tháp nên hoa tươi hơn mà giá cả cũng mềm. Nhiều khách hàng tìm mua những chậu hoa nhỏ, có màu sắc tươi như là hoa lan, hoa yến thảo, hải đường... hay là những chậu cây cảnh tượng trưng cho phú quý, giàu sang như là cây phú quý, cây thịnh vượng... để trưng bày trong nhà hay trong văn phòng”.
Thành công từ mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi
Là một trong số hộ nông dân đạt danh hiệu Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh, ông Trần Văn Thanh (ấp An Sơn, xã An Điền, huyện Bến Cát) đã thành công với mô hình kinh tế trồng trọt kết hợp với chăn nuôi. Ông Thanh bên trại heo thịt của gia đình
Gặp những nông dân thời đại mới
Trên cánh đồng ở xã Bạch Đằng (huyện Tân Uyên) ngày nay, người nông dân đã đưa cơ giới vào nông nghiệp (NN) và ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) mới phù hợp với điều kiện thực tiễn, làm tăng năng suất cây trồng, góp phần tạo diện mạo mới cho nông thôn.
Hội Cựu chiến binh huyện Phú Giáo: Nhiều hội viên thoát nghèo
Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Phú Giáo hiện có hơn 1.660 hội viên, sinh hoạt tại 11 cơ sở hội. Với đặc thù là huyện thuần nông, có điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình kinh tế trang trại, các CCB huyện Phú Giáo đã tận dụng tốt những lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng và lao động để phát triển kinh tế. Thời gian qua, nhiều CCB trong huyện đã xây dựng được những mô hình kinh tế hiệu quả, mang lại thu nhập cao. Nhiều CCB là tấm gương tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh, như: Phùng Văn Thức, La Văn Bình ở xã Tam Lập; Trương Quang Quỳ, Vũ Văn Dậu ở xã Phước Hòa; Bùi Duy Toán, Đỗ Thị Tim, Nguyễn Xuân Diệu ở xã An Thái...
Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp
Là một trong số ít hội viên Hội Nông dân tỉnh nhận giải thưởng Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKDG) toàn quốc lần thứ IV-2012, chị Nguyễn Ngọc Diệp (tổ 2, khu phố 5, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo) thành công bởi biết tận dụng và phát huy các yếu tố trong mô hình kinh tế kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi để vươn lên làm giàu.