
Anh kỹ sư với ước mơ từ... Ếch
Tốt nghiệp ĐH Nông Lâm và có thời gian bôn ba đất Sài thành với chức danh kỹ sư cơ khí. Nhưng giờ đây, anh kỹ sư - nông dân Huỳnh Vạn Kim lại gắn bó với trang trại nuôi ếch do chính mình nghĩ ra và ấp ủ giấc mơ thật đẹp từ những vật nuôi chẳng liên quan gì đến cơ khí, máy móc.
Thoát nghèo bằng cây măng cụt
Không một mảnh đất cắm dùi, làm mướn bằng đủ nghề khác nhau, nhưng ở tuổi ngũ tuần, ông Nguyễn Văn Tỵ ở ấp Suối Cát, xã Thanh Tuyền đã tạo dựng được một cơ ngơi khá ổn với vườn cây ăn trái và ao thả cá khá lớn.
Kinh nghiệm làm giàu của ông chủ trại điêu khắc gỗ
Phan Thế Hải khởi nghiệp với nghề điêu khắc gỗ tại nhà ở huyện Tân Uyên với số vốn ban đầu là 24 triệu đồng. Chỉ sau 4 năm theo nghề, Hải đã gầy dựng được cơ ngơi là Công ty Triệu Phú Lộc với tổng vốn lên tới gần chục tỷ đồng. Dây chuyền tiện, điêu khắc gỗ xuất khẩu tại Công ty Triệu Phú Lộc
Làm giàu từ ý chí vượt khó
Vào Bình Dương lập nghiệp từ những năm 1990, ông Nguyễn Văn Dẫn từ bàn tay trắng đã tạo cho mình một cơ sở gia công phát đạt. Thành công của ông là nhờ ý chí vượt khó và phát huy tay nghề truyền thống của gia đình.
Ổi ngọt Đài Loan trên đất Bình Dương
Xuất thân từ Long An, đến các tỉnh miền Đông tìm việc làm, rồi có duyên gặp gỡ ông xã là người Đài Loan, chị Trần Ngọc Phượng đã cùng chồng chọn Bến Cát làm quê hương mới và thực hiện ước mơ đưa nhiều giống cây ăn trái từ Đài Loan về trồng tại Bến Cát.
Làm giàu từ mô hình V.A.C
Ông Phùng Xuân Thức, 57 tuổi ở tổ 1, ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo là người đầu tiên ở huyện Phú Giáo mạnh dạn phát triển mô hình V.A.C (vườn - ao - chuồng) và đặc biệt thành công với mô hình nuôi ba ba, cá nước ngọt. Từ một hộ gia đình khó khăn, đến nay gia đình ông Thức đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Từ mô hình V.A.C của gia đình ông Thức, nhiều hộ dân trong xã đã làm theo và đạt kết quả tốt, từng bước ổn định cuộc sống. Đối với ông Thức, mô hình nuôi ba ba vốn ít lời nhiều
Thu nhập ổn định nhờ nghề nuôi yến
Lâu nay, nghề nuôi yến chủ yếu phát triển mạnh ở các vùng ven biển miền Trung, nhất là tỉnh Khánh Hòa, bởi nơi đây hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để nghề này phát huy hiệu quả cao. Những năm gần đây, nghề nuôi yến bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tại Dầu Tiếng, nghề nuôi yến được bà con nông dân thử nghiệm thành công, trong đó mô hình nuôi yến tại nhà của bà Vũ Thị Tuất, ngụ ấp Tân Phú, xã Minh Tân là một điển hình. Bà Tuất giới thiệu những tổ yến vừa được bà thu hoạch
Trở thành nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi không khó
Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi được phát triển rộng khắp từ tỉnh tới xã, phường, thị trấn; từ đó xuất hiện nhiều “lão nông” tiêu biểu. Bằng sự nhanh nhạy, sáng tạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất mới, những “lão nông” này trở thành những tỷ phú chân đất...
Thôn tính?
“Thôn tính” là cụm từ khá dè dặt khi được sử dụng trước dấu hiệu lăm le thay đổi trật tự trong hội đồng quản trị (HĐQT) ở nhiều doanh nghiệp có cổ phần công chúng. Sự việc vừa diễn ra ở Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) là một ví dụ.
Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh giỏi
Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi (NDSXKDG), đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng là một trong những phong trào “mũi nhọn” được Hội Nông dân (HND) tỉnh phát động trong những năm qua. Từ phong trào này, không chỉ xuất hiện những gương điển hình “dám nghĩ, dám làm” mà chính họ còn đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn...
Hai doanh nhân Việt Nam mua cả một thị trấn ở Mỹ
Hãng CNN đưa tin, hai doanh nhân ở Việt Nam đã thắng trong cuộc đấu giá mua thị trấn Buford - nhỏ nhất nước Mỹ - ở bang Wyoming, với mức giá 900.000 USD, gấp chín lần so với giá khởi điểm 100.000 USD mà người chủ sở hữu thị trấn nhỏ này đưa ra ban đầu.
Làm giàu từ chiếc dao cạo mủ cao su
“Dao cạo mủ hiệu Thanh Nam cho thời gian bén lâu, độ mỏng và độ chính xác cao hơn khi cạo vào thân cây, từ đó cho sản lượng mủ nhiều hơn, tiết kiệm thời gian cho công nhân (CN) khai thác”, đó là khẳng định của nhiều CN khai thác mủ tại xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng. Dao cạo mủ Thanh Nam là sản phẩm do anh Phạm Thanh Nam, ngụ xã Minh Tân làm ra. Sản phẩm này đã giúp anh Nam đạt danh hiệu thanh niên làm kinh tế giỏi với mô hình, sáng chế mới.
Làm giàu từ con dế than
Sau hơn 2 năm triển khai nuôi dế than, anh Đoàn khẳng định nuôi dế than là nghề thích hợp với những gia đình có ít đất, neo người và ít vốn. Lợi nhuận từ con dế than có thể nói cao hơn nhiều so với nuôi gà, nuôi heo. Anh Đoàn cho biết ưu điểm của con dế than là ăn ít, công chăm sóc ít, không có dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Theo anh Đoàn, thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, lá mì, các loại củ, quả, cám công nghiệp dùng cho gà xay nhỏ. Thời gian sinh trưởng của dế từ khi nở đến khi xuất bán là 35 ngày, dế 40 ngày tuổi đã bắt đầu sinh sản. Thời gian sinh trưởng mạnh nhất của con dế bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm. Dế đạt chuẩn khoảng 700 con/kg.
Các hộ chăn nuôi bò sữa ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng: Làm ăn hiệu quả nhờ có tổ hợp tác
Dầu Tiếng là huyện thuần nông. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Bên cạnh thế mạnh là cây cao su, nông dân Dầu Tiếng đã thử nghiệm nhiều mô hình nông nghiệp mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Trong đó, mô hình chăn nuôi bò sữa của nông dân xã Long Tân hiện đang phát huy hiệu quả nhờ có Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò sữa.