Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 3-5-25 20:19:42

Đổi thay ở một xã nông thôn mới

0

Nhờ xây dựng thành công các tiêu chí nông thôn mới (NTM), xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên đã và đang tạo ra nền tảng hạ tầng vững chắc, có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát huy lợi thế, đặc thù của địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo dựng nên một diện mạo NTM mới, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Tân Định hôm nay như đang khoác trên mình chiếc áo mới nhiều màu sắc…

Nông dân xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên đã và đang mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây có múi, phát triển kinh tế gia đình, đáp ứng nhu cầu thị trường Ảnh: T.LÊ

Nông thôn bừng sáng

Gặp gỡ và trao đổi với những người dân bản địa vốn gắn bó, sinh sống và làm ăn trên mảnh đất Tân Định, chúng tôi có dịp được nghe kể về quãng thời gian trước kia của một làng quê nghèo không có điện thắp sáng. Điện, đường, trường, trạm… khi đó còn là những ước mơ của người dân nơi đây. Nhưng đó là câu chuyện xưa cũ. Về thăm xã Tân Định hôm nay, ai cũng có thể cảm nhận về sự đổi thay, một xã thuần nông giờ đã được khoác lên mình màu áo mới với những tuyến đường trải nhựa, bê tông hóa, có chợ, trường học, trung tâm y tế bề thế... Không chỉ có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, trong phát triển kinh tế - xã hội, người nông dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương...

Trò chuyện với chúng tôi, ông Lê Văn Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Định cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020, Tân Định đã được công nhận là xã NTM (tháng 11-2015) với cơ sở vật chất và hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đã làm thay đổi diện mạo của địa phương, nông thôn bừng sáng. Đây cũng là nền tảng vững chắc để địa phương khai thác tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Cũng theo ông Hưng, tính đến năm 2015, xã không còn hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh...

Điện, đường hoàn thiện giúp kết nối giữa các ấp thông suốt; trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang. Trong thực hiện các tiêu chí NTM, cụ thể là các công trình hạ tầng, ngoài nguồn vốn của Nhà nước đầu tư cho xã thì cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay cùng làm, đặc biệt là trong thực hiện các tuyến đường giao thông nông thôn. Trong năm 2015, nhân dân trong xã đã đồng tình thực hiện 19 công trình bằng hình thức xã hội hóa. Hiện nay, xã đã thực hiện hoàn thành 17 công trình gồm kết cấu bê tông xi măng, đá dăm có tổng chiều dài 7.627m, kinh phí 3,3 tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp 2,4 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp 383,7 triệu đồng tiền mặt và 12.254m2 đất  trị giá 1,8 tỷ đồng, cùng 176 ngày công lao động. Bên cạnh đó, xã cũng phát động phong trào “Chung tay xây dựng NTM”, người dân đã cùng tham gia tu sửa công trình giao thông, sân nhà vòm, văn phòng ấp, lắp đặt đèn chiếu sáng đường tổ theo chương trình “Thắp sáng đường quê”. Năm 2015, xã đã lắp đặt 4 hệ thống đèn chiếu sáng tại ấp Thiềng Liềng, Bà Đã và Bằng Lăng... Điều đáng nói, dẫu đời sống của người dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhưng khi hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, ai cũng tích cực tham gia hiến đất, góp công làm đường...

Những nông dân trẻ tại xã Tân Định cũng đang ra sức làm giàu trên mảnh đất quê hương Ảnh: T.LÊ

Đi lên từ thế mạnh

Cùng với việc giữ vững và nâng chất các tiêu chí NTM, Đảng ủy, chính quyền cùng nhân dân địa phương cũng đã và đang tiếp tục tạo sự thay đổi cả về chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt là trong việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang trồng cây có múi, xác định đi lên từ thế mạnh, đặc thù của địa phương.

Năm 2015, người dân địa phương đã thanh lý 216 ha cao su và 12 ha điều già cỗi kém năng suất; chuyển đổi cây trồng được 216 ha có giá trị kinh tế cao, trong đó có 20 ha cao su và 196 ha cây có múi (chủ yếu là cam). Hiện tổng diện tích cây ăn trái trên địa bàn xã Tân Định là 302 ha…

Chia sẻ về cách làm này, ông Lê Văn Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Định nói: “Theo chủ trương thì địa phương hiện vẫn đang giữ vững và duy trì vườn cây cao su. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương cũng đã nhanh nhạy và mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả chuyển sang trồng cây có múi như bưởi, cam, quýt. Năm 2015, người dân địa phương đã thanh lý 216 ha cao su và 12 ha điều già cỗi kém năng suất. Chuyển đổi cây trồng được 216 ha diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong đó có 20 ha cao su và 196 ha cây có múi (chủ yếu là cam). Hiện, tổng diện tích cây ăn trái trên địa bàn xã là 302 ha”.

Tân Định giáp xã Hiếu Liêm, địa phương “có tiếng” về trồng cây có múi, đồng thời lại có lợi thế nằm sát bờ sông Bé nên thuận lợi cho việc tưới tiêu cũng như phát triển du lịch sinh thái. Thực tế, những năm gần đây do giá mủ cao su xuống thấp, cộng với diện tích cao su bị già cỗi, địa phương đã có những chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân vừa đáp ứng nhu cầu thị trường. Giải thích về sự lựa chọn này, nhiều người dân cho biết cây có múi là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh được nhiều loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. Ông Nguyễn Huỳnh Thanh, ấp Vườn Ươm chia sẻ: “Từ học hỏi và nhận thấy cây có múi phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, phát triển tốt, góp phần tăng thu nhập, gia đình tôi đã học theo và nhân rộng diện tích. Sau 2 năm đầu tư, đến nay gia đình tôi đã chuẩn bị hái những “quả ngọt” đầu tiên…”.

Dù đã dành khá nhiều thời gian đón tiếp, nhưng khi tiễn chúng tôi ra về, ông Lê Văn Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Định vẫn say sưa trò chuyện. Ông bảo, thời gian tới, Tân Định sẽ tiếp tục thực hiện việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất. Xã sẽ khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để có giá trị kinh tế cao… “Chúng tôi sẽ hạ quyết tâm duy trì, giữ vững, nâng chất các tiêu chí NTM, không ngừng nâng cao đời sống của người dân. Đây cũng chính là những nhiệm vụ quan trọng của địa phương trong thời gian tới…”, ông Hưng nói.

 

 THANH LÊ

 

 

 

Từ khóa: nông thôn mới

Để cho đất nước đứng lên...

Trong không khí cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30. 4.1975 - 30.4.2025), chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác tỉnh Bình Dương đến thăm và tìm hiểu về các khu di tích lịch sử cách mạng tại huyện Côn Đảo

Gặp gỡ vị tướng “trưởng thành qua trận mạc”

Trung tướng - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Hoạt, trưởng thành từ một binh nhì lên đến Trung tướng Tư lệnh Quân khu thủ đô, Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Tiệm mì 1K ấm lòng người lao động nghèo

Với tâm nguyện giúp người lao động nghèo vượt qua những lúc khó khăn, bà chủ một cửa hàng gốm sứ ở khu phố Bình Đức 2, phường Bình Hòa (TP.Thuận An) mở tiệm mì 1.000 đồng/tô trên Quốc lộ 13.

Lễ hội Miếu Ông Bổn: Mãn nhãn với nhiều hoạt động độc đáo

Cứ đúng vào dịp 16 tháng Giêng Âm lịch, tại TP.Thủ Dầu Một diễn ra Lễ hội Miếu Ông Bổn.

Rộn ràng không khí vui chơi ngày xuân

Những bộ áo dài rực rỡ cùng sắc hoa mai, hoa đào nở rộ khắp các nẻo đường, tạo nên bầu không khí vui tươi và sôi động cho mùa Xuân Ất Tỵ 2025.

Tết ấm nghĩa tình ở Trường Sa

Cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các đảo, điểm đảo ở quần đảo Trường Sa vẫn đủ đầy, ấm áp nghĩa tình quân - dân.

Điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi

Bên cạnh nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa đã cung ứng các dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu thuyền của ngư dân

Côn Đảo trước thềm xuân...

Khi đất trời hòa cùng lòng người trong không khí rộn ràng của mùa xuân cũng là lúc những chuyến tàu chở các đoàn công tác cùng những món quà tết lại rời bến mang theo tình cảm yêu thương, không khí tết của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ

Những người thầy “gieo chữ” ở Trường Sa

Thời gian qua, với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, những người thầy ở đất liền đã tình nguyện đến quần đảo Trường Sa “gieo chữ” cho trẻ em nơi đầu sóng ngọn gió.

Hải đăng An Bang "soi đường" ngư dân bám biển

Đảo An Bang tọa lạc ở phía Nam của quần đảo Trường Sa, đảo có vị trí rất quan trọng như cầu nối giữa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa với khu vực nằm trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.